Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những ai đã đến với không gian trưng bày "Hành trình theo chân Bác" tại Đường Sách TPHCM đều dừng lại trước hình ảnh viên gạch sưởi ấm mà Người dùng trong những ngày đông giá rét. Hết thảy khách tham quan xem và ngẫm, rồi cảm xúc lắng lại trước ý chí của người con xứ Nghệ- Nguyễn Tất Thành.
Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 1
Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình triển lãm kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022) và 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2022) với chủ đề "Hành trình theo chân Bác”.
Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 2

Triển lãm được thiết kế mới lạ, mô phỏng hình ảnh con tàu Amiral Latouche Tréville đã cùng Người Thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra nước ngoài thực hiện cuộc hành trình vĩ đại mang tầm thời đại, cứu nước, cứu dân.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 3

Triển lãm thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 4

Triển lãm gồm 2 phần, trong đó phần 1 với chủ đề“Tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc”gồm 2 nội dung: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước và Tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Phần 2 của triển lãm có chủ đề “Xây dựng các nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc”bao gồm các nội dung: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 5

Một em học sinh tranh thủ chụp lại tư liệu.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 6

Hình ảnh người trai xứ Nghệ- Nguyễn Tất Thành làm bồi bàn ở khách sạn Carlton (Anh).

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 7

Khách sạn Carlton năm 1914, nơi người làm bồi bàn.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 8
Viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại ngõ 9, phố Compoint, quận 17, Paris, Pháp. Đây là hình ảnh khiến nhiều du khách xúc động nhất trước ý chí quyết tâm đi tìm đường cứu nước của Bác.
Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 9

"Thật sự khó có thể hình dung được sự khó khăn, gian khổ trên con đường cứu nước của Bác. Lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy viên gạch sưởi của Bác, thật khâm phục ý chí của người", một du khách chia sẻ.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 10

Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội thứ 18 Đảng Xã hội Pháp tại Tours, tháng 12/1920. Đầu mùa đông năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu duy nhất của Đông Dương được cử đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp tại thành phố Tours.

Phát biểu tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc kịch liệt tố cáo bọn đế quốc đã gây ra những tội ác tày trời đối với nhân dân Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc đề nghị: ''Đảng xã hội cần phải hành động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức”, ''Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa...''.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 11

Hình ảnh số 2, báo "Người cùng khổ" trưng bày tại hội nghị. Sau khi không còn ở Pháp, Bác vẫn tiếp tục viết và gửi bài cho nhiều tờ báo, trong đó có cả tờ “Người cùng khổ” mà Người đã nhiều năm viết không hề có nhuận bút. Nguyễn Ái Quốc đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, trước hết là về trụ sở, về tài chính và về các mối liên lạc. Nhiều khi Người phải tự xoay xở, phải làm thêm cho Tạp chí Robinhit, Hãng Thông tấn Rosta và dịch thuật… để giúp đỡ một phần tài chính cho nhiệm vụ Quốc tế Cộng sản giao.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 12

Tấm thẻ Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp mang tên Henry Trần của Bác.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 13

Hình ảnh thẻ đại biểu Quốc tế Cộng sản của Người năm 1924. Từ 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp đến Liên Xô. Là đảng viên Đảng cộng sản Pháp, đại biểu thuộc địa từ Đông Dương, Người được tham dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông dân (1923), Đại hội Quốc tế Công hội đỏ (1924), Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản (1924), Đại hội lần thứ 4 Quốc tế Thanh niên (1924)…Lần đầu tiên trong lịch sử, có một người cộng sản Việt Nam đã được bầu vào Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân; là người Việt Nam đầu tiên vào học Trường Đại học Phương Đông. Người cũng liên tục viết bài đăng trên các tờ báo cánh tả ở nhiều nước.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 14

Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, nhan đề Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) được xuất bản lần đầu tiên tại Pari, do Thư quán Lao động (Librairie du Travail) ấn hành. Cuốn sách đã thu thập những tài liệu người thực, việc thực xảy ra ở các thuộc địa của Pháp nhằm vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với người dân thuộc địa. Cuốn sách còn giới thiệu Lời kêu gọi của Quốc tế Nông dân gửi nông dân lao động các thuộc địa, giới thiệu Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 15

Bìa báo "Việt Nam Độc Lập" số đầu tiên số hiệu 101, ra ngày 1/8/1941. Tại Cao Bằng đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Việt Nam độc lập, gọi tắt là Việt Lập. Báo là cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng, do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách. Mỗi tháng báo ra 3 kỳ, mỗi kỳ 400 số. Từ ngày 1/8/1941 đến tháng 8/1942, khi Nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài công tác, báo đã ra trên 30 số. Báo số 1 đánh số 101, tiếp theo là 102, 103 với ý nghĩa kế tục lịch sử của những tờ báo cách mạng ra đời trước đó.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 16

Ru lô (con lăn), mã số, bàn đá in báo "Việt Nam độc lập".

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 17

Hình ảnh thành quả của những tháng ngày gian khổ nơi xứ người với một niềm tin sắc son ngày độc lập của Bác Hồ.

Bồi hồi ngắm viên gạch Bác dùng để sưởi ấm trong những ngày đông tại Pháp ảnh 18

Không gian trưng bày có cả cà phê sách nên du khách tiếp cận với những tư liệu quý về Bác khá dễ dàng.

Theo ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, với nhiều hoạt động ý nghĩa, chương trình “Hành trình theo chân Bác” góp phần tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; tinh thần năng động, sáng tạo của TPHCM qua các xuất bản phẩm và các hoạt động giới thiệu sách, giao lưu tác giả, tác phẩm; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tính sáng tạo của dân tộc đến với người dân.Qua đó,chương trình khẳng định trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện lý tưởng cách mạng và con đường phát triển của dân tộc Việt Nam mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Đến với “Hành trình theo chân Bác” trên chuyến tàu tại Đường sách TPHCM, bạn đọc và người dân thành phố có thể tham quan, thưởng lãm các tác phẩm, tư liệu, hình ảnh khắc họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người; về hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình còn có các hoạt động giao lưu, tọa đàm giới thiệu các tác phẩm về Bác, bản đồ Hành trình theo chân Bác và các hoạt động khác được tổ chức tại Đường sách TPHCM.

Chương trình diễn ra đến hết ngày 22/5.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...