Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi): Không tùy tiện điều tra đặc biệt

Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng, ghi âm, ghi hình mà phải phát lại cho bị cáo nghe sẽ rất mất thời gian. Ảnh: DN.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng, ghi âm, ghi hình mà phải phát lại cho bị cáo nghe sẽ rất mất thời gian. Ảnh: DN.
TP - Có nhiều quan điểm khác nhau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) ngày 13/8.

Suy đoán theo hướng gỡ tội cho bị can

Đề cập đến nguyên tắc suy đoán vô tội, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, việc này không chỉ dừng ở nguyên tắc suy đoán vô tội mà còn phải theo nguyên tắc xử lý theo hướng “có lợi cho đương sự”. Theo ông Bình, nếu không đủ kết tội nặng thì phải kết tội nhẹ, trong trường hợp này không phải người ta không có tội mà chính là không đủ căn cứ để kết tội như truy tố. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thì cho rằng, quy định trong dự thảo vẫn chưa toát lên được thế nào là nguyên tắc suy đoán vô tội. Bản thân suy đoán vô tội phải xuất phát từ nguyên tắc, tất cả những người tiến hành tố tụng phải suy nghĩ ban đầu là người đó không có tội. Quan trọng nhất phải chú ý đến những tình tiết ngoại phạm, chứng minh họ không phạm tội.

Cùng quan điểm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội Đinh Xuân Thảo cho rằng, trong quy định của pháp luật các nước thì cơ quan điều tra ngoài việc đưa ra chứng cứ buộc tội cũng phải đưa ra chứng cứ vô tội cho bị cáo.

Mở rộng hay hạn chế ghi âm, ghi hình?

Thống nhất với quan điểm của Ủy ban Tư pháp về quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình, tuy nhiên ông Nguyễn Hòa Bình cho rằng, còn một điều phải cân nhắc: Nếu có ghi âm, ghi hình mà phải phát lại cho bị cáo nghe sẽ rất mất thời gian. Ông Bình cho rằng chỉ cần các bên cùng đọc lại biên bản, cùng ký xác nhận biên bản là đủ. 

Về việc này, ông Phan Trung Lý đề nghị phải mở rộng hơn nữa phạm vi ghi âm, ghi hình. “Việc bố trí máy ghi âm, ghi hình phải quan tâm để bao quát hết được lúc hỏi cung”, ông Lý đề nghị. Ngược lại, ông Đinh Xuân Thảo lại cho rằng, cần hạn chế việc ghi âm, ghi hình. Mục đích của việc này nhằm hạn chế, ngăn chặn bức cung, nhục hình trong xét hỏi, song ông Thảo cho rằng, nếu mở rộng ra cũng khó khả thi, mặt khác việc phát lại là
không thể.

Do liên quan đến vấn đề quyền con người, nên nhiều đại biểu đề nghị phải hết sức cân nhắc khi áp dụng biện pháp điều tra đăc biệt. Qua nghiên cứu Luật Tố tụng hình sự của nhiều nước, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, các nước có 11 biện pháp khác nhau. Do việc này liên quan đến quyền con người, ông Bình đề nghị phải quy định vào luật. Về thời điểm, ông Bình cho biết, không nước nào áp dụng trong giai đoạn khởi tố vụ án mà phải áp dụng ngay từ khi xác minh tin báo tội phạm.

MỚI - NÓNG