Biệt đội An ninh ma và hành trình giải cứu thế giới

Biệt đội An ninh ma và hành trình giải cứu thế giới
Hai nhiệm vụ chính của Biệt đội An ninh ma (Ghost Security Group) là đánh sập các tài khoản online của IS, ngăn chặn các vụ tấn công trước khi chúng xảy ra - và họ đang làm việc này không công.

Kể từ sau vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo (Pháp) hồi tháng 1 năm ngoái, tên tuổi của Biệt đội An ninh ma (Ghost Security Group) nổi lên khắp toàn cầu. Ghost Security Group là một nhóm các hacker với nguồn gốc từ tổ chức bóng đêm Anonymous. Nhiều người tin rằng, chính những công việc của GSG đang giúp cứu thế giới khỏi các nguy cơ về khủng bố.

Mới đây, chia sẻ quan điểm trên IBTimes, hacker với biệt danh Digitashadow và cũng là người đứng đầu Biệt đội An ninh ma cho hay: “Sau khi vụ tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo xảy ra, chúng tôi đã đánh sập hơn 180 website khủng bố. Chúng tôi làm việc này để cứu tính mạng những người vô tội và để chính phủ hiểu rằng họ cần ngăn chặn các vụ tấn công tương tự trong tương lai”. 

Ghost Security Group chính thức được thành lập tháng 5/2015 với danh nghĩa là một tổ chức phi lợi nhuận. Nhiệm vụ chính của biệt đội này là phân tích những dữ liệu thu thập được từ các tài khoản mạng xã hội có liên quan đến IS và sau đó đưa những thông tin quan trọng này đến các cơ quan tình báo của chính phủ Mỹ.

Lý giải cho công việc thầm lặng của mình, Digitashadow chia sẻ: “Sức ảnh hưởng của IS không chỉ nằm ở Trung Đông. IS có thể tấn công New York, London hay Paris. Mặc dù Anonymous không đồng ý với việc Biệt đội An ninh ma tách ra hoạt động độc lập, nhưng chúng tôi phải đi theo lý tưởng của mình. Chúng tôi không có súng, vũ trang hay những con robot và vì thế nếu muốn hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi cần tiếp cận gần hơn với chính phủ”.

Trên hành trình “giải cứu thế giới” của mình, Ghost Security Group đặt ra 2 mục tiêu chính. Với mục tiêu thứ nhất là đánh sập các tài khoản online của IS, Biệt đội An ninh ma trong năm ngoái đã xóa sổ 120 nghìn tài khoản Twitter và 7 nghìn video tuyên truyền có liên quan đến tổ chức khủng bố này. Tuy nhiên, mục tiêu thứ hai của GSG, ngăn chặn các vụ tấn công trước khi chúng xảy ra, thì lại khó hơn vì cần một hệ thống thông tin tình báo. Chính vì thế, Digitashadow đã tìm đến sự hỗ trợ từ Michael Smith, một chuyên gia về khủng bố và đang công tác cho chính phủ Mỹ.

Sự hợp tác này trở nên có hiệu quả bởi lẽ Biệt đội An ninh ma nắm được những thông tin mật và những nhân vật chủ chốt trong thế giới khủng bố, còn Smith lại có quan hệ thân mật với nhiều cơ quan tình báo đầu não của nước Mỹ. Vị chuyên gia này cũng nhận định, vì các cơ quan tình báo thường hoạt động độc lập, nên cách tốt nhất để phòng tránh những vụ tấn công trong tương lai là gửi thông tin cảnh báo đến tất cả các cơ quan này. “Ghost Security Group không thuộc sở hữu của một tổ chức chính phủ nào cả. Trong khi FBI phải xử lý hàng tấn thông tin mỗi ngày, thì cách tốt nhất là gửi dữ liệu đến càng nhiều cơ quan tình báo càng tốt”, ông nói. 

Biệt đội An ninh ma và hành trình giải cứu thế giới ảnh 1

Theo Digitashadow, điều làm nên sự khác biệt giữa Ghost Security Group và Anonymous đó là Biệt đội An ninh ma không phải là tin tặc. “Chúng tôi không phải là hacker, mà là những chuyên gia tình báo. Chúng tôi không thực hiện tấn công mạng một cách mãnh liệt và hiếu thắng như Anonymous. Và khác với Anonymous, chúng tôi có một cơ cấu tổ chức rõ ràng, nơi mà tất cả thành viên đều hoạt động vì một lý tưởng chung và đôi khi là các công việc nhàm chán, như tạo ra hàng ngàn tài khoản Twitter giả mạo IS để lấy lòng tin từ những kẻ khủng bố”, người đứng đầu Biệt đội An ninh ma cho hay.

Mặc dù đóng góp nhiều thông tin tình báo quan trọng như vậy, nhưng Ghost Security Group chia sẻ toàn bộ nhóm hoạt động không lương. Bản thân người đứng đầu nhóm, Digitashadow, làm việc 16-17 tiếng mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần nhưng không nhận được một đồng tiền công nào từ chính phủ Mỹ. Hoạt động của họ được hỗ trợ tài chính bởi các nhà hảo tâm và những người có chung lý tưởng với biệt đội này.

Smith, Digitashadow và đồng nghiệp của ông đã từng bị IS dọa hành quyết nhiều lần, nhưng điều này dường như không quật ngã được ý chí của họ: “Chuyên môn của tôi là IT và tôi hiểu rằng rất nhiều người làm trong lĩnh vực này đang kiếm hàng núi tiền. Nhưng điều tôi và các đồng nghiệp đang làm là cứu mạng sống con người. Dù đấy chỉ là một mạng người, thì chúng tôi vẫn sẽ hy sinh vì lý tưởng của mình”.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.