Bị đề nghị mức án lên tới 30 năm tù, ông Lê Tấn Hùng khóc nghẹn khi tự bào chữa

0:00 / 0:00
0:00
TPO - "Tôi xin cam đoan với lương tâm, cả cuộc đời tôi không chỉ vì hành vi này mà phải đánh đổi. Sự việc ảnh hưởng tới gia đình tôi, mong tòa xem xét hình phạt phù hợp với sai phạm” – Bị cáo Lê Tấn  Hùng khóc khi trình bày chiều 13/12, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ cựu phó Chủ tịch TPHCM Trần Vĩnh Tuyến sai phạm khi duyệt cho SAGRI chuyển nhượng dự án cho tư nhân, gây thiệt hại 672 tỷ đồng. 

Bị Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt 14 – 16 năm tù về tội “Tham ô tài sản” và 12 -14 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”. Cựu Tổng giám đốc SAGRI – bị cáo Lê Tấn Hùng khóc tại toà.

Trong phần tự bào chữa của mình, ông Hùng nhiều lần khóc, cho biết, khi mình về làm việc tại SAGRI, đơn vị đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bản thân bị cáo cùng các lãnh đạo SAGRI luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.

Về hành vi tham ô tài sản, bị cáo Hùng khẳng định mình không có động cơ vụ lợi, chia lợi. Việc chỉ đạo cấp dưới lập khống 10 hợp đồng nhằm lo cho người lao động, chia sẻ thành quả cho người lao động, cho người lao động ra người ngoài để học tập kinh nghiệm.

"Tôi xin cam đoan với lương tâm, cả cuộc đời tôi không chỉ vì hành vi này mà phải đánh đổi. Sự việc ảnh hưởng tới gia đình tôi, mong tòa xem xét hình phạt phù hợp với sai phạm của tôi” – Bị cáo Hùng trình bày trước Tòa.

Cựu tổng giám đốc SAGRI cho rằng, việc chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B là thực hiện theo chủ trương đã có từ trước và hướng dẫn theo chỉ đạo của Thành phố.

Bào chữa cho bị cáo Trần Vĩnh Tuyến vừa bị Viện Kiểm sát đề nghị 7-8 năm tù, luật sư Phan Minh Hoàng và Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TPHCM) đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh và kết luận chưa thật sự phù hợp với thực tế khách quan với ông Tuyến.

Bị đề nghị mức án lên tới 30 năm tù, ông Lê Tấn Hùng khóc nghẹn khi tự bào chữa ảnh 1

Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Trần Vĩnh Tuyến 7-8 năm tù.

Ngoài ra, luật Phan Minh Hoàng cũng đề nghị xem xét lại việc xác định hậu quả thiệt hại chưa bảo đảm căn cứ về mặt pháp lý, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định hủy Quyết định 6077, SAGRI và Tổng Cty Phong Phú đã tự nguyện thỏa thuận hủy Hợp đồng chuyển nhượng, quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất thuộc Dự án vẫn thuộc SAGRI.

“Kính đề nghị HĐXX xem xét, cân nhắc đường lối xử lý công tâm, khách quan, theo hướng xin miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Trần Vĩnh Tuyến” – Luật sư Phan Minh Hoàng đề nghị HĐXX.

Ngay sau khi các luật sư bào chữa xong, tự bào chữa, ông Trần Vĩnh Tuyến đồng ý với phần bào chữa của luật sư. Bên cạnh đó, cựu phó Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định mình không cố ý làm trái, không hưởng lợi và chủ động khắc phục hậu quả. Từ đó, bị cáo Tuyến đề nghị HĐXX xem xét cân nhắc để có phán quyết phù hợp.

Bị đề nghị mức án lên tới 30 năm tù, ông Lê Tấn Hùng khóc nghẹn khi tự bào chữa ảnh 2

Cựu Tổng giám đốc SAGRI - bị cáo Lê Tấn Hùng bị Viện Kiểm sát đề nghị đến 30 tù cho 2 tội danh.

Bị đề nghị mức án lên tới 30 năm tù, ông Lê Tấn Hùng khóc nghẹn khi tự bào chữa ảnh 3

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM - bị cáo Trần Trọng Tuấn tại phiên tòa.

Bào chữa cho bị cáo Trần Trọng Tuấn (cựu Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, bị Viện Kiểm sát đề nghị 7-8 năm tù), luật sư của bị cáo Tuấn cho rằng, việc tham mưu để ông Tuyến ký ban hành Quyết định số 6077 cho phép chuyển nhượng Dự án là phù hợp quy định của pháp luật.

Quyết định 6077, theo các luật sư của ông Tuấn không phải là nguyên nhân dẫn đến SAGRI vi phạm liên quan việc không xác định giá chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong dự án bất động sản này theo quy định của pháp luật. Vì vậy, luật sư của ông Tuấn cho rằng không có chứng cứ để kết luận bị cáo Trần Trọng Tuấn có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại doanh nghiệp như Viện Kiểm sát quy kết.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.