Sau khi lấy ý kiến các bộ ngành liên quan, BHXH Việt Nam vừa chính thức trình Thủ tướng 2 phương án giải quyết việc chủ hộ kinh doanh đã đóng BHXH bắt buộc.
TPO - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp tồn tại 3 loại thu nhập, gồm thu nhập thực tế, thu nhập để quyết toán và thu nhập căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Có doanh nghiệp chia ra hơn 100 loại phụ cấp, phúc lợi để không tính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội khiến cơ quan bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp tính đóng bảo hiểm.
TPO - Nếu đề xuất mới được thông qua, thời gian tới người lao động làm việc bán thời gian sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với điều kiện thu nhập mỗi tháng theo quy định hiện hành từ 2,34 triệu đồng trở lên. Tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động đóng một phần và người thuê lao động đóng một phần.
TPO - Nếu được thông qua, một loạt chế độ mới sẽ được bổ sung vào Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, như giảm tuổi và tăng trợ cấp cho người cao tuổi, thêm chế độ cho người không chuyên trách cấp xã và thôn, bổ sung thêm chế độ thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện. Các chế độ bổ sung này sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo, dự kiến tăng chi hơn 4.000 tỷ đồng mỗi năm.
TPO - Theo công ước và khuyến nghị của một số tổ chức quốc tế, Việt Nam nên sớm bổ sung chế độ trợ cấp gia đình (hoặc trẻ em) vào bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc bổ sung chế độ này có thể làm tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, nên trong lần sửa luật lần này chưa bổ sung.
TPO - Góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, một số cơ quan, đơn vị đề xuất tính toán lại mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo luật là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu quan điểm ngược lại.
TPO - Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có 20 năm đóng được nghỉ hưu khi nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi, thay vì áp dụng lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo luật lao động với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tức thấp hơn từ 2 năm với nam và 5 năm với nữ.
TPO - Sau khi tiếp thu góp ý của các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã bỏ đề xuất tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội gồm hầu hết các khoản thu nhập thực tế của người lao động. Thay vào đó, dự luật mới vẫn cơ bản giữ quy định hiện hành, nhưng bổ sung thêm quyền cho Chính phủ quy định chi tiết tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội.
TPO - Quỹ Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện từ năm 2017, tới nay có 4 quỹ bảo hiểm thương mại được cấp phép cung cấp dịch vụ này, nhưng có chưa đến 900 người tham gia.
TPO - Lương hưu của 1 cá nhân gần 125 triệu đồng/tháng đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, quy định hiện hành khống chế trần lương tính đóng bảo hiểm xã hội chỉ được bằng 20 lần mức lương cơ sở, vậy để có lương hưu cao, người lao động cần làm gì?
TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung chế độ với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, với mức hưởng 2 triệu đồng cho mỗi con mới sinh. Đặc biệt, dù được hưởng thêm chế độ thai sản, nhưng người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng thêm tiền, khoản hỗ trợ này từ nguồn ngân sách nhà nước, với tổng chi khoảng hơn 170 tỷ đồng/năm.
Nói về trường hợp hơn 4,2 nghìn chủ hộ kinh doanh cá thể đã đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng: Về bản chất và đạo lý thì không có gì sai, nhưng quy định pháp luật thì phải có hợp đồng giao kết mới tham gia BHXH bắt buộc.
TPO - Ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - cho biết đã đề xuất Quốc hội cho phép giải quyết quyền lợi cho hơn 4.000 chủ hộ kinh doanh cá thể đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đúng quy định. Hướng giải quyết cơ quan này đề xuất là cho phép những chủ hộ này được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
TPO - Hiện cả nước có 2.700 chủ hộ kinh doanh cá thể (tiểu thương) tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng theo quy định của luật hiện hành nhóm này không thuộc diện tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, vì vậy không được giải quyết quyền lợi dù đã đóng nhiều năm.
TPO - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất đưa nhóm chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã không hưởng lương vào diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Bạn đọc Trần Ngọc Hải (Hải Phòng) hỏi: Năm nay tôi 57 tuổi, hiện công tác tại đơn vị sự nghiệp cấp huyện, thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại. Tới nay tôi đã đóng BHXH 37 năm. Nay tôi muốn xin nghỉ hưu trước tuổi cần đạt điều kiện gì và các chế độ được hưởng ra sao?
Bạn đọc Hồ Bá Mạnh (Hà Nội) hỏi: Giai đoạn 2007-2016 tôi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước, từ năm 2017 tới nay tôi chuyển làm việc cho doanh nghiệp tư nhân. Cả quá trình đều tham gia đóng BHXH đầy đủ, vậy khi nghỉ hưu lương hưu của tôi được tính ra sao?
Bạn đọc Phạm Thanh Long (Thái Bình) hỏi: Vợ chồng tôi mua BHXH tự nguyện năm 2021 và nộp tiền theo năm. Vậy, năm 2022 và các năm tiếp theo tôi đóng tiền tham gia thế nào, hạn cuối phải nộp của mỗi đợt?
BHXH Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT giai đoạn 2022-2025 để đạt các mục tiêu Chính phủ giao.
Tham gia chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, người lao động tự do có cơ hội được hưởng lương hưu và được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí khi hết tuổi làm việc. Trên cả nước đã và đang xuất hiện nhiều mô hình, cách làm để giúp người dân tham gia mạng lưới an sinh BHXH, BHYT, như mô hình “nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện” đang triển khai tại tỉnh Trà Vinh.
Với mức tham gia chỉ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, khi đủ điều kiện theo quy định, người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ được nhận lương hưu hằng tháng (gấp nhiều lần so với mức đóng) góp phần ổn định cuộc sống khi về già, được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian nhận lương hưu để chăm sóc sức khỏe.
Bạn đọc Đình Quang hỏi: Tôi từng làm công ty và đóng BHXH từ năm 2017 tới hết tháng 8/2021, tôi đã nghỉ việc có thể tự đóng tiếp BHXH và BHYT được không, mức đóng hàng tháng bao nhiêu?
Trong năm vừa qua, đã có 3 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, một số quỹ đã ra đời và đang quản lý 71 tỷ đồng, bên cạnh đó số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Thông tin trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2020.
Bạn Nguyễn Thu Hằng (TPHCM) hỏi: Tôi nghỉ làm công ty cũ từ tháng 3/2020 và không làm thủ tục chốt sổ BHXH, nay tôi muốn đóng tiếp BHXH tự nguyện. Vậy cho hỏi, tôi có cần làm thủ tục chốt sổ BHXH tại công ty cũ không, nay tôi đóng BHXH tự nguyện có được cộng dồn với thời gian đã đóng BHXH trước đây không?
TP - Từ 1/9 tới, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên sẽ tham gia BHXH bắt buộc, đây là quy định mới được bổ sung tại Thông tư 6/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH mới ban hành.
TP - Theo BHXH Việt Nam, tới hết năm 2020, tổng số người tham gia BHXH tự nguyện đạt trên 1,12 triệu người, chiếm 2,3% lực lượng lao động trong độ tuổi. Kết quả này vượt xa chỉ tiêu đề ra năm 2021 (đạt 1% lực lượng lao động tham gia BHXH tự nguyện), và gần bằng kế hoạch đặt ra cho năm 2025.
Bạn đọc Hồ Khánh Phương hỏi: Hết tháng 7/2021 tôi sẽ nghỉ việc, tôi tra cứu trên ứng dụng VssID thấy công ty còn nợ 2 tháng tiền BHXH của tôi. Vậy tôi có được chốt sổ BHXH không? Công ty còn nợ tiền đóng BHXH vậy tôi có được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không? Khi đóng mới, thời điểm đóng của tôi được xác định từ khi nào?
TPO - Để bạn đọc hiểu hơn về chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, cũng như đề xuất, gợi ý các giải pháp để loại hình BHXH này thu hút hơn với người lao động phi chính thức, Báo Tiền Phong phối hợp cùng BHXH Việt Nam tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến về BHXH tự nguyện, dự kiến diễn ra từ 10h ngày 13/11/2020.