Bell 505 - mẫu trực thăng tiên tiến giá triệu đô

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một số quốc gia đang sử dụng Bell 505 có thể kể đến Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Bahrain, Việt Nam (nhận hai chiếc vào năm 2019)…

Bell 505 là một loại máy bay trực thăng hạng nhẹ của Mỹ/Canada do Bell Helicopter phát triển và sản xuất, ra mắt lần đầu tại Triển lãm hàng không Paris 2013. Chuyến bay đầu tiên của Bell 505 được thực hiện vào tháng 11/2014, đạt vận tốc 60 hải lý/giờ.

Bell 505 được điều khiển bởi một phi công, có thể chở bốn hành khách. Chiếc trực thăng này dài gần 13m, cao 3,25m, nặng 989kg. Tốc độ tối đa của Bell 505 là 125 hải lý/giờ, tương đương 232km/h.

Một số quốc gia đang sử dụng Bell 505 có thể kể đến Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Bahrain, Việt Nam (nhận hai chiếc vào năm 2019)…

Theo Business Jet Traveler, giá mua mới của trực thăng Bell 505 là khoảng 1,2 triệu đô la Mỹ.

Bell 505 - mẫu trực thăng tiên tiến giá triệu đô ảnh 1

Một số hình ảnh về Bell 505. Ảnh: Bell

Bell 505 - mẫu trực thăng tiên tiến giá triệu đô ảnh 2

Ảnh: Bell

Bell 505 - mẫu trực thăng tiên tiến giá triệu đô ảnh 3

Ảnh: Bell

Bell 505 - mẫu trực thăng tiên tiến giá triệu đô ảnh 4

Ảnh: Bell

Tờ Tatler đánh giá Bell 505 là một mẫu trực thăng tiên tiến, được trang bị động cơ mạnh mẽ với kiểu dáng tối ưu. Bell Helicopter phát triển mẫu trực thăng này nhờ cộng tác với một nhóm phi công, chuyên gia bảo trì và vận hành từ nhiều nước.

Trên thế giới từng ghi nhận một số vụ tai nạn của Bell 505, nhưng hầu như ít gây thương vong, theo Aviation Safety Network.

Sự cố xảy ra gần đây nhất là ngày 7/7/2022, một chiếc trực thăng dân sự Bell 505 đã rơi xuống sông ở Bắc Kinh (Trung Quốc), khiến hai người thiệt mạng.

MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.