Bể chữa trị rùa hoạt động thế nào?

Mẫu thiết kế bể điều trị
Mẫu thiết kế bể điều trị
TP - Một ngày sau khi Rùa hồ Hoàn Kiếm được đưa vào bể chữa trị, chiều 4-4, Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội hạ thuỷ hệ thống bể nuôi dưỡng Rùa hồ Hoàn Kiếm chính thức.

> Rùa Hồ Gươm đã vào khu điều trị
> Hồ Gươm có hai 'cụ' Rùa
> Lời kể của người ôm rùa Hồ Gươm
> Tiếp tục tìm kiếm cá thể rùa Hồ Gươm thứ hai

Mẫu thiết kế bể điều trị
Mẫu thiết kế bể điều trị.

Tiếp cận thế nào

Đưa được rùa vào bể rồi, vấn đề khó hơn nhiều là tiếp cận với rùa thế nào để có thể vừa quan sát và vừa chữa trị hiệu quả. Việc chữa trị, theo nguồn tin của nhóm điều trị, chủ yếu sẽ dùng phương thức bôi và đắp thuốc trực tiếp, thậm chí, có thể tiêm. Phương thức ngâm mình trong nước thuốc cũng được tính đến nhưng vẫn e dè việc trộn thuốc vào thức ăn của rùa.

Tất cả kịch bản đều được tính đến như các thông số đầu vào cho hệ thống bể chữa trị và nuôi dưỡng rùa do Sở KH&CN Hà Nội thiết kế và thuê một doanh nghiệp thi công. Mãi đến hôm qua, tức một ngày sau khi bắt được rùa, bể nuôi dưỡng mới được vận chuyển đến hồ, trong khi bể chữa trị được chuyển đến từ trước đó một tháng.

Bể được thiết kế bằng thép không gỉ và phủ bằng một lớp sơn không độc hại. “Nếu không sử dụng sơn này, có nguy cơ xảy ra quá trình ôxy hoá khử giữa bề mặt kim loại với nước, sinh ra hóa chất độc hại cho Rùa”, Th.S Nguyễn Quang Vinh, phụ trách xử lý nước, vận hành bể chữa trị và chăm sóc, nói.

Trong khi bể chữa trị có dung tích 30m3, bể nuôi dưỡng to gấp 10 lần, tức dung tích 200m3. Kết cấu và dung tích bể được điều chỉnh khá nhiều lần qua góp ý của các nhà khoa học. Tuy nhiên, kết cấu cuối cùng không khác bao nhiêu so với kết cấu đầu tiên.

Câu hỏi đặt ra là, với trọng lượng và kích thước quá khổ như vậy, việc điều trị, theo dõi vết thương cho cụ Rùa diễn biến ra sao tại hai cái bể kia? Liệu có phải bê rùa lên bờ chữa trị xong rồi mới thả xuống bể? Tuy nhiên, toàn bộ quá trình chữa trị, theo kịch bản, sẽ không chuyển rùa đi đâu.

Để thực hiện được mục tiêu đó, hai bể được thiết kế khá đặc biệt. Cả hai bể đều cho phép mực nước lên cao nhất là 120 cm và thấp nhất là 20-23 cm. Mực nước thấp nhất được tính toán sao cho vừa đủ để làm sạch đáy bể. Nếu cần, vừa không để rùa ở trên bề mặt cạn nhưng cũng đủ nông để điều trị, dưỡng thương cho rùa, nhất là khi ở bên bể điều trị. Khi điều trị, nước sẽ rút khỏi bể điều trị xuống mức vừa đủ để bác sỹ thú y có thể quan sát và can thiệp.

Để quan sát và đắp thuốc cho rùa ở phần bụng, nếu cần, bản thân rùa luôn nằm trong một cái lồng đặt lọt trong bể chữa trị. Lồng sẽ được nhấc và hạ bằng cần cẩu. Tuy nhiên, thời gian nhấc rùa ra khỏi mặt nước bao lâu là tối đa thì chưa thấy ai đề cập mặc dù các yếu tố này đã được chuyên gia nước ngoài khuyến cáo.

Nước máy hay nước hồ

Nước cấp cho hai bể khổng lồ là nước hồ Hoàn Kiếm chứ không phải nước máy, trùng với giải pháp của chuyên gia nước ngoài. Dùng nước hồ vừa đỡ công vận chuyển, vừa tránh nguy cơ gây sốc cho rùa khi phải chuyển sang môi trường nước mới.

Chiều tối qua, Rùa hồ Hoàn Kiếm được đưa vào bể chữa bệnh. Về kích thước, rùa có bề ngang 0,85 m, dài 1,6m. Như vậy, cá thể rùa này to hơn rùa ở Đồng Mô song lại bé hơn tiêu bản Rùa Hoàn Kiếm đặt ở Đền Ngọc Sơn. 

Th.S Nguyễn Quang Vinh, trực tiếp thiết kế và vận hành hệ thống lọc nước Hồ Gươm, cho hay, hệ thống lọc được thiết kế với bốn cấp lọc, từ thô đến tinh, từ lọc qua lớp cát đến lọc bằng màng siêu lọc bởi thiết bị của Mỹ. Sản phẩm nước đầu ra đã được kiểm nghiệm tại Viện Nuôi trồng Thủy sản I và được đánh giá đạt yêu cầu.

Nước vào bể sẽ vẫn giữ được các tính chất hóa lý cơ bản của nước Hồ Gươm. Một hệ thống lọc công suất 5-7 m3/h cấp nước cho cả hai bể, hệ thống lọc được biết có trị giá không dưới vài trăm triệu đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.