Apple trở thành hãng công nghệ đầu tiên cán mốc giá trị nghìn tỷ USD

Những ngày đầu tiên, ngay cả Steve Jobs lẫn Steve Wozniak, 2 nhà đồng sáng lập Apple, cũng khó tin rằng có ngày công ty của mình sẽ cán mốc giá trị nghìn tỷ USD
Những ngày đầu tiên, ngay cả Steve Jobs lẫn Steve Wozniak, 2 nhà đồng sáng lập Apple, cũng khó tin rằng có ngày công ty của mình sẽ cán mốc giá trị nghìn tỷ USD
Cuối cùng cuộc đua để trở thành hãng công nghệ đầu tiên trong lịch sử đạt mốc giá trị nghìn tỷ USD đã đến hồi kết khi Apple đã chạm được cột mốc đáng chú ý này. Tuy nhiên Apple chỉ giữ được mốc giá trị này trong một thời gian ngắn.

“Cuộc đua tam mã” giữa Apple, Amazon và Alphabet (Google) để trở thành hãng công nghệ đầu tiên trong lịch sử đạt mức giá trị nghìn tỷ USD đã đi đến hồi kết với phần thắng thuộc về Apple.

Sau khi Apple công bố báo cáo tài chính quý II/2018 (quý III/2018 theo lịch tài khóa của công ty), với mức doanh thu và lợi nhuận đều lớn hơn so với những dự đoán trước đó của các nhà phân tích thị trường, điều này đã giúp cho cổ phiếu của Apple tăng lên mức 207,05USD/cổ phiếu, từ đó giúp giá trị vốn hóa thị trường của công ty cán mốc một ngàn tỷ USD.

Tuy nhiên, Apple đã không giữ vững được cột mốc này lâu khi sau đó giá cổ phiếu của công ty đã giảm nhẹ. Hiện tại theo Yahoo Finance, giá cổ phiếu của Apple ở mức 206,87 USD/cổ phiếu và giá trị vốn hóa thị trường của Apple đang ở mức 999,02 tỷ USD.

Như vậy Apple đã trở thành công ty đầu tiên của Mỹ, hãng công nghệ đầu tiên trên thế giới và là công ty thứ 2 trong lịch sử có giá trị thị trường vượt quá mốc nghìn tỷ USD. Trước đó công ty đầu tiên trong lịch sử đạt được cột mốc quan trọng này là PetroChina, khi công ty dầu khí của Trung Quốc này đã vượt mốc giá trị nghìn tỷ USD vào tháng 11/2007, tuy nhiên PetroChina đã không giữ được cột mốc này lâu. Hiện giá trị thị trường của PetroChina ước tính đạt 206,27 tỷ USD.

Khác với PetroChina, hiện Apple vẫn đang giữ vững được đà tăng trưởng mạnh mẽ và đóng một vai trò quan trọng trên thế giới, bên cạnh đó lĩnh vực công nghệ vẫn đang có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội hiện nay do vậy việc Apple tiếp tục vượt mốc giá trị nghìn tỷ USD và giữ vững cột mốc này trong một thời gian dài là điều không quá ngạc nhiên.

Apple - Từ công ty suýt phá sản đến cột mốc nghìn tỷ USD

Đang là công ty có giá trị lớn nhất thế giới, nhưng không nhiều người biết rằng Apple đã từng suýt bị phá sản vào năm 1997, khi giá trị cổ phiếu của công ty bị sụt giảm xuống dưới mức 1USD.

Để “sống sót”, Apple đã phải mời nhà đồng sáng lập Steve Jobs, người đã từng rời khỏi công ty trước đó vì những xung đột trong ban lãnh đạo, trở về làm CEO của công ty, đồng thời Apple cũng chấp nhận khoản đầu tư 150 triệu USD từ “đối thủ không đội trời chung” Microsoft để trang trải chi phí hoạt động.

Apple trở thành hãng công nghệ đầu tiên cán mốc giá trị nghìn tỷ USD ảnh 1 Sự ra đời của iPhone phiên bản đầu tiên đánh dấu thời khắc “bùng nổ” của Apple

Dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs, Apple lần lượt giới thiệu những sản phẩm tạo được dấu ấn trên thị trường, đặc biệt là iPhone vào năm 2007, đánh dấu khoảnh khắc Apple đặt chân vào thị trường điện thoại di động và cũng là cột mốc cho sự “bùng nổ” của Apple.

Tính đến năm 2018, giá trị cổ phiếu của Apple đã tăng lên 50.000% so với lần đầu tiên công ty phát hành cổ phiếu vào năm 1980. Hiện tại giá trị vốn hóa thị trường của riêng Apple đã chiếm đến 4% tổng giá trị của 500 công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới hiện nay.

Trong tương lai, liệu Apple có tiếp tục nắm giữ được ngôi vị dẫn đầu của mình, hay lại bị một công ty khác hạ bệ? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời. Nhưng hiện tại, Apple vẫn đang cho thấy những bước tiến vững chắc mà khó công ty nào có thể ngăn chặn hoặc vượt qua.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.