Đóng tàu 67:

4.000 tỷ vốn ngân hàng rót vào đóng mới

Có tàu mới hiện đại mơ ước của ngư dân bao đời nay.
Có tàu mới hiện đại mơ ước của ngư dân bao đời nay.
TP - Những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67 đã được Chính phủ tháo gỡ trong Nghị định 89, ngư dân hồ hởi đón nhận Nghị định 89, bởi các điểm mới sẽ giúp tháo gỡ các điểm nghẽn trong cơ chế chính sách vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu.

Ngư dân hồ hởi

Trên boong chiếc tàu cá vỏ thép nghề lưới vây mạn 880 CV mang tên Hải Cảng 1 ký hiệu BĐ99009 TS  đã hạ thủy đưa từ nhà máy đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa) về bến tàu ở  Bình Định, ngư dân Nguyễn Việt Hằng, phường Hải Cảng TP. Quy Nhơn(Bình Định) cho biết: Chiếc tàu sắt này bổ sung vào đội tàu gỗ 3 chiếc của gia đình ngư dân Hằng, người đã 3 đời làm nghề đi biển. “Tàu vỏ sắt công suất lớn sẽ vươn khơi xa hơn, chắc chắn nguồn lợi thủy sản thu được nhiều hơn”, ông Hằng hào hứng cho biết.

Cụ thể về việc đóng tàu, ông Hằng kể: “Tôi vay 17,7 tỷ đồng nếu phải trả nợ trong vòng 11 năm theo quy định tại Nghị định 67 thì mỗi năm gia đình tôi phải trả cả gốc lẫn lãi là hơn 1,5 tỷ đồng. Nay Nghị định 89 sửa đổi, thời gian kéo dài trả nợ đối với tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới lên tới 16 năm giúp tôi giải tỏa phần áp lực trả nợ”.

Còn ngư dân  Nguyễn Sáu huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi)  cho biết, được vay vốn theo Nghị định 67 để đóng tàu gỗ 765 cv, tàu đã hạ thủy từ tháng 3/2015, nay tôi đã ra khơi được 6 chuyến. Tàu công suất lớn ra khơi đảm bảo an toàn, hiệu quả  hơn.

Ngư dân Cao Hoài Bổn, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn( Bình Định)  cho biết, sau khi tìm hiểu về tàu vỏ composite có giá thành thấp hơn tàu vỏ thép, tàu chạy nhanh hơn, nguyên liệu tiêu hao chỉ bằng 1/3 so với tàu sắt,  tôi đã quyết định chuyển sang làm thủ tục vay vốn để đóng tàu này. Tôi rất vui mừng  đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng  để đóng tàu composite tại nhà máy đóng tàu ở Nha Trang, tàu  công suất lớn thì ra khơi đánh bắt sẽ an toàn, yên tâm hơn. Tôi sẽ quyết tâm vươn khơi làm ăn có hiệu quả để sớm hoàn trả lại tiền cho ngân hàng.

Quyết liệt triển khai

Với sự quyết liệt triển khai và đẩy mạnh cho vay của ngành Ngân hàng, sau hơn 01 năm triển khai thực hiện, đến nay đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 385 tàu (đóng mới 365 tàu, nâng cấp 20 tàu) với tổng số tiền gần 4.000 tỷ đồng. Mức cho vay theo nhu cầu của khách hàng từ 60% - 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp con tàu; tài sản bảo đảm là chính con tàu. Giải ngân và dư nợ đến thời điểm báo cáo đạt gần 2.000 tỷ đồng. Từ tháng 6 năm 2015 trở lại đây, việc ký kết các hợp đồng tín dụng của ngư dân đã tăng lên đáng kể (số lượng hợp đồng tín dụng được ký kết tăng gấp 5 lần so với thời điểm 30/6/2015) từ 2 con tàu cuối năm 2014, 75 tàu vào giữa tháng 6/2015 và đến nay số lượng tàu đóng mới, nâng cấp đã nâng lên 385 tàu.

Những điểm mới của Nghị định 89 sẽ tạo điều kiện, mở rộng thêm đối tượng được vay vốn với ngư dân, giải quyết được những vướng mắc trong thực hiện Nghị định 67 thời gian qua. Trước tiên có thể thấy, việc mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách như đóng mới tàu dịch vụ hậu cần vỏ vật liệu mới, nâng cấp tàu vỏ vật liệu mới. sẽ giúp nhiều bà con ngư dân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi lãi suất của Nhà nước.

4.000 tỷ vốn ngân hàng rót vào đóng mới ảnh 1

Ngư dân Nguyễn Việt Hằng, phường Hải Cảng TP. Quy Nhơn(Bình Định) vui mừng bên chiếc tàu vỏ sắt sắp ra khơi chuyến đầu tiên NHN_2062.

Tiếp đến, việc chủ tàu được vay vốn hỗ trợ lãi suất để thực hiện một hoặc nhiều hạng mục nâng cấp tàu cũng sẽ giúp nhiều bà con mạnh dạn vay vốn hơn để nâng cấp con tàu cũ, đảm bảo an toàn khi ra khơi khai thác. Đặc biệt là thời gian cho vay hỗ trợ lãi suất  từ 11 năm lên 16 năm đối với đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới sẽ giảm áp lực trả nợ cho bà con ngư dân và giúp bà con yên tâm đầu tư đóng mới, tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới và hỗ trợ 100% chi phí thiết kế các mẫu tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới, vỏ gỗ khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần khai thác có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên, giúp làm giảm chi phí đầu tư tàu và vốn vay ngân hàng cho bà con ngư dân.

Khó đâu, gỡ đó

Qua ghi nhận thực tế tại Bình Định và các tỉnh đang triển khai Nghị định 89 sửa đổi, các NHTM vẫn gặp phải một số vướng mắc mới phát sinh khi giải ngân cho vay cần được hướng dẫn kịp thời như: Hướng dẫn chi tiết về thuế VAT  trong đóng mới, nâng cấp tàu; hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật đối với máy thủy cũ trong nâng cấp tàu, hướng dẫn trường hợp giá quyết toán thực tế vượt giá dự toán trong đóng tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới.

Để tháo gỡ những ”điểm nghẽn” trên, ông Phạm Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định cho rằng, theo Nghị định 67, ngư dân được hoàn thuế VAT trong trường hợp đóng tàu 400 CV trở lên. Nhưng theo Thông tư số 26/2015/TT - BTC thì tàu đánh bắt xa bờ thuộc đối tượng không chịu thuế. Do vậy, đơn vị đóng tàu xuất hóa đơn cho ngư dân không có thuế VAT và thuế VAT liên quan đến tàu cá thì tính vào chi phí đóng tàu, khiến giá thành đóng tàu cho ngư dân tăng lên. Bộ Tài chính cần xem xét có thể giảm luôn thuế VAT cho ngư dân, để ngư dân khỏi phải bỏ ra một món tiền đến khi hoàn công xong con tàu mới nhận lại. “Một chiếc tàu vỏ sắt trị giá khoảng gần 20 tỷ đồng, nếu ngư dân được giảm luôn thuế VAT thì sẽ đỡ được một khoản gần 2 tỷ đồng ”, ông Hổ chia sẻ.

Bên cạnh, đó vấn đề máy cũ trong nâng cấp tàu, cần có hướng dẫn sớm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để người nông dân có điều kiện mua máy máy cũ. Có đội tàu 4 chiếc nhưng khi nâng cấp máy cho tàu cá 440CV lên thành tàu cá 770 CV người chủ tàu này quyết định không vay vốn theo Nghị định  67 bởi quy định muốn  sử dụng  máy tàu cũ phải dưới 10 năm sử dụng. “Máy dưới  10 năm thì bây giờ làm gì có cái máy nào dưới 10 năm người ta  bỏ được” - Ngư dân Nguyễn Việt Hằng nói.        

Máy lọc nước biển, hệ thống thiết bị làm lạnh – những thiết bị hiện đại giúp những con tàu vỏ sắt hiện đại đến được những ngư trường xa hơn. Ngư dân Nguyễn Văn Hằng khởi động chiếc máy lọc nước biển thành nước ngọt, dòng nước ngọt quý như vàng từ chiếc vòi sau những công đoạn lọc đã tuôn ra dòng nước mát rượi. ”Đây là thứ chúng tôi chắt chiu nhất trong những chuyến đi biển, nay tàu mới hiện đại có máy lọc nước biển thì còn gì quý bằng, được sử dụng nước ngọt đầy đủ mỗi khi ra khơi là niềm mơ ước bao đời nay của ngư dân”, ông Hằng chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.