Không phải lần đầu tiên xuất hiện những điềm báo đáng sợ Mỹ-Nga đối đầu trực tiếp ở Syria, trong trường hợp xấu nhất có thể biến thành cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Lần mới nhất tình hình đáng báo động là vụ quân đội Mỹ bắn hạ máy bay của lực lượng chính phủ Syria.
Rõ ràng là cuộc xung đột ở Syria, trên cơ sở tình trạng hiện thời của nó, có liên quan trước hết với tương lai của đất nước này và, thứ hai, gắn liền với sự cạnh tranh ảnh hưởng chi phối trong khu vực, nơi còn có các cầu thủ khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Phải chăng đây là lý do mà Mỹ dường như đã trở nên quyết đoán hơn?
Là đồng minh lâu năm của Syria, Liên bang Nga ủng hộ ông Bashar al-Assad, coi Syria là nơi có thể phục hồi ảnh hưởng của Liên Xô, kể cả ở Trung Đông. Tuy nhiên, cân nhắc như vậy luôn có tầm quan trọng thứ yếu so với quyết tâm của Liên bang Nga bảo vệ Syria như một quốc gia thống nhất. Đối với Nga, Iraq và Libya là những ví dụ về những gì mà Syria cần phải tránh lặp lại.
Ngược lại, lập trường của Mỹ dường như không trước sau như một. Khi ông Barack Obama là Tổng thống, Mỹ ủng hộ nhóm đối lập và khăng khăng đòi ông Assad từ chức.
Nhiều người tin rằng ông Donald Trump lên nắm quyền có thể sẽ có những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối với Syria, ông ta từng hứa rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào các cuộc chiến tranh nước ngoài.
Tuy nhiên, trên thực tế, không có sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ. Tái lập quan hệ với Moscow cũng không bắt đầu vì chiến dịch thổi phồng chống Nga ở Washington.
Hơn nữa ông Trump đã ra lệnh đánh bom vào sân bay của chính phủ Syria. Mỹ tiếp tục hỗ trợ các nhóm nổi dậy, đến mức quân Mỹ bắn hạ máy bay Syria vào cuối tuần trước.
Và nếu chúng ta đang nói về sự khởi đầu giai đoạn kết thúc (cuộc chiến ở Syria), theo tác giả của bài báo, điều đó có thể trở thành giai đoạn nguy hiểm nhất kể từ khi Mỹ-Nga ganh đua giành ảnh hưởng trên thế giới, tăng nguy cơ chiến tranh ngẫu nhiên.