Vợ ông Nguyễn Đức Chung vắng mặt trong phiên toà xét xử chồng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 27/12, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng 6 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Sở KH&ĐT Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, hơn 7h, cảnh sát dẫn giải 6 bị cáo trên 3 xe đặc chủng đến Hội trường xét xử số 1 của TAND Cấp cao, thực hiện test nhanh với Covid-19. Đúng 9h, ông Nguyễn Đức Chung mới được đưa vào phòng xét xử.

Khi kiểm tra những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng tham gia tố tụng, thư ký tòa đọc đến tên bà Nguyễn Thị Trúc Tri Hoa (vợ ông Chung) nhưng người này vắng mặt.

Vợ ông Nguyễn Đức Chung vắng mặt trong phiên toà xét xử chồng ảnh 1

Bị cáo Nguyễn Văn Tứ, cựu Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội.

Trong vụ án, ông Nguyễn Đức Chung (54 tuổi, cựu Chủ tịch UBND Hà Nội) bị Viện kiểm sát buộc tội "Lợi dụng chức vụ quyền han trong khi thi hành công vụ". Trước phiên tòa này, ông đã nhận 2 bản án với tổng hình phạt 13 năm tù.

Các bị cáo Nguyễn Văn Tứ (cựu Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội) cùng nhóm thuộc cấp là Phạm Thị Thu Hường, Nguyễn Tiến Học, Phạm Thị Kim Tuyến hầu tòa về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", theo khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015.

Hai bị cáo còn lại là Võ Việt Hùng (cựu Giám đốc Công ty Đông Kinh) và Lê Duy Tuấn (cựu nhân viên công ty này) bị truy tố với vai trò đồng phạm với nhóm ông Tứ.

Vợ ông Nguyễn Đức Chung vắng mặt trong phiên toà xét xử chồng ảnh 2

Bị cáo Phạm Thị Kim Tuyến,

HĐXX gồm 3 người, do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên đại diện Viện KSND TP Hà Nội tham gia kiểm sát xét xử. Có tất cả 14 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho 4 bị cáo, riêng Nguyễn Đức Chung có đến 4 luật sư.

Theo cáo trạng, mặc dù gói thầu số hóa năm 2016 do Sở KH&ĐT Hà Nội làm chủ đầu tư, người có thẩm quyền đối với gói thầu là Giám đốc Sở, nhưng ông Nguyễn Đức Chung, với vai trò là Chủ tịch Hà Nội đã chỉ đạo đình chỉ, dừng thực hiện gói thầu trái quy định.

Vợ ông Nguyễn Đức Chung vắng mặt trong phiên toà xét xử chồng ảnh 3

Bị cáo Phạm Thị Thu Hường.

Vợ ông Nguyễn Đức Chung vắng mặt trong phiên toà xét xử chồng ảnh 4

Bị cáo Võ Việt Hùng.

Ông Chung bị cáo buộc có mối quan hệ thân thiết với Bùi Quang Huy. Ngày 15/5/2016, Huy gửi Email cho cựu Chủ tịch Hà Nội đề xuất lùi ngày đấu thầu đối với gói thầu số hóa năm 2016. Cáo buộc nêu rõ, ông Nguyễn Đức Chung sau đó chỉ đạo Giám đốc Sở KH&ĐT đình chỉ, dừng thực hiện gói thầu trái quy định; yêu cầu phải lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố.

Tiếp đó, ông Chung chỉ đạo Sở KH&ĐT Hà Nội trao đổi, làm việc với Công ty Nhật Cường Software (là một trong các công ty trong hệ thống Nhật Cường của Bùi Quang Huy) để thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, trước khi tiếp tục thực hiện gói thầu số hóa năm 2016.

"Ông Chung, với chức vụ quyền hạn là Chủ tịch thành phố Hà Nội đã chỉ đạo gói thầu số hóa là không đúng quy định pháp luật, để cho Công ty Nhật Cường tham gia đấu thầu, trúng thầu, thu lợi bất chính, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của cơ quan công quyền trên địa bàn thành phố", cáo trạng chỉ rõ.

Vợ ông Nguyễn Đức Chung vắng mặt trong phiên toà xét xử chồng ảnh 5

Bị cáo Lê Duy Tuấn

Vợ ông Nguyễn Đức Chung vắng mặt trong phiên toà xét xử chồng ảnh 6

Bị cáo Nguyễn Tiến Học

Căn cứ vào tài liệu chứng cứ, các kết luận giám định cùng lời khai của các bị can, cơ quan tố tụng có đủ cơ sở kết luận ông Chung chỉ đạo dừng thầu là do Bùi Quang Huy tác động và không căn cứ theo quy định pháp luật.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.