Vì sao bình minh và hoàng hôn có màu đỏ?

Vì sao bình minh và hoàng hôn có màu đỏ?
TPO - Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm Mặt Trời đẹp nhất trong ngày. Nhiều người yêu thích ngắm nhìn vẻ đẹp huyền diệu và kỳ bí của chân trời vào hai thời điểm đó. Vậy vì sao bình minh và hoàng hôn có màu đỏ?

1. Từ bầu trời trong xanh đến chân trời đỏ rực

Vì sao bình minh và hoàng hôn có màu đỏ? ảnh 1 Vẻ đẹp huyền diệu, kỳ bí của đường chân trời lúc hoàng hôn.

Ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất phải trải qua quãng đường rất lớn. Khi vượt qua bầu khí quyển, ánh sáng trắng sẽ bị tán xạ mạnh bởi các phân tử không khí, bụi, khói... Vì thế, vào đa số thời điểm ban ngày, bầu trời có màu trong xanh. 

Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm Mặt Trời nằm ở vị trí thấp hơn đường chân trời. Lúc này, ánh sáng phải vượt qua nhiều lớp khí quyển hơn. Quãng đường càng dài, ánh sáng càng bị tán xạ nhiều. Kết quả là ánh sáng khi “chạm đến” đến mắt chúng ta có màu đỏ lẫn vàng. 

Đặc biệt, vào những lúc không khí khô, các phân tử khói, bụi trong không khí dày đặc hơn khiến cho ánh sáng bị tán xạ nhiều hơn. Lúc đó, bình minh và hoàng hôn có màu sắc đỏ rất huyền diệu và kỳ bí.

2. Bình minh và hoàng hôn những ngày nhiều mây 

Vì sao bình minh và hoàng hôn có màu đỏ? ảnh 2 Vào những ngày nhiều mây, đường chân trời có màu vàng hơn.

Vào những ngày nhiều mây, ánh sáng bị phản xạ nhiều lần qua các đám mây. Điều này khiến cho bầu trời có màu đỏ rực rỡ. Ngược lại, vào những ngày ít mây, màu sắc của bầu trời có màu đỏ pha vàng nhiều hơn. 

Chúng ta có thể “dự báo thời tiết” từ xa bằng màu sắc của phía chân trời lúc bình minh. Khi bình minh có màu đỏ rực, chứng tỏ khu vực phía Đông đang có thời tiết đẹp và trời ít mây. Ngược lại, nếu bình minh có màu vàng thì rất có thể đang có mưa bão ở hướng Đông. Nhân dân ta đã đúc kết kinh nghiệm này qua câu thành ngữ “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” để dự đoán sớm mưa bão đổ bộ từ phía Đông. 

MỚI - NÓNG