Vẫn là bài toán khó

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là phát triển NƠCCN khu công nghiệp.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách hỗ trợ về NƠCCN lao động tại các khu công nghiệp là hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, bảo đảm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển NƠCCN; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.

Rõ nhất là Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn về quỹ đất để phát triển NƠCCN; quy định về lựa chọn chủ đầu tư NƠCCN; quy định các cơ chế ưu đãi; quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách này đã bộc lộ một số hạn chế, cần sớm khắc phục, để giải quyết tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở của các đối tượng chính sách này.

Vẫn là bài toán khó ảnh 1

Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng (ảnh: CAND).

Thực tế, một số địa phương chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển NƠCCN trong khu công nghiệp. Còn tình trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp chưa quan tâm đến việc quy hoạch quỹ đất, bố trí chỗ ở cho công nhân, người lao động của mình.

Công nhân khu công nghiệp thuộc 10 nhóm đối tượng thụ hưởng chính NƠXH theo Điều 49 Luật Nhà ở. Thế nên họ còn thuộc nhóm đối tượng được mua NƠXH cho người thu nhập thấp khu vực đô thị.

Với các chính sách ưu đãi nêu trên, việc phát triển NƠXH đã đạt được một số kết quả quan trọng. Đến nay, cả nước đã hoàn thành 301 dự án NƠXH khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích khoảng hơn 7,78 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai (bao gồm các dự án đã được chấp thuận đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng) là 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng 22.720.000 m2, giúp cho hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân được cải thiện về nhà ở, có chỗ ở an toàn. Tuy nhiên, kết quả này chưa đáp ứng được yêu cầu phải có 12,5 triệu m2 nhà ở đã đề ra.

Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, Bộ Xây dựng xác định phát triển NƠCCN khu công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu tổng quát là phát triển NƠCCN có giá phù hợp với khả năng chi trả của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Cụ thể, đến năm 2030, cả nước sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ dành cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất các giải pháp đồng bộ, cụ thể, từ khâu hoàn thiện thể chế, chính sách đến tổ chức thực hiện, phân giao nhiệm vụ cụ thể của Trung ương và địa phương. Theo đó, Bộ Xây dựng chủ trì tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về NƠCCN khu công nghiệp. Song song với đó là giải pháp tổ chức triển khai, thực hiện dự án NƠCCN với việc: Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, địa phương và doanh nghiệp; phân cấp triệt để, rút ngắn các thủ tục hành chính; tổng hợp, đề xuất và phân bổ đủ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ NƠCCN...

Với sự phân định rạch ròi và cụ thể hơn nữa các chính sách, cơ chế, thời gian tới, vấn đề NƠCCN sẽ được giải quyết triệt để hơn.

MỚI - NÓNG