Truyền thông Trung Quốc viết gì về màn tranh luận giữa ông Biden và ông Trump?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cư dân mạng và báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng tải cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và đối thủ Donald Trump hôm 27/6, gọi sự kiện đó là “chương trình tạp kỹ”.
Truyền thông Trung Quốc viết gì về màn tranh luận giữa ông Biden và ông Trump? ảnh 1

Người dân Mỹ theo dõi cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình CNN giữa Tổng thống Joe Biden với đối thủ Donald Trump ngày 27/6. (Ảnh: NYT)

Nhiều video ngắn được đưa lên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Douyin, WeChat và Xiaohongshu, để nhấn vào sự hớ hênh, cãi vã và sức khỏe thể chất của hai ứng viên. Những khoảnh khắc Tổng thống Biden lúng túng và mất phương hướng cũng được cắt cúp.

Trên Douyin, phiên bản nội địa của TikTok, cuộc tranh luận của hai ứng viên Mỹ đang dẫn đầu xu hướng, nhận được 5,5 triệu lượt view tính đến ngày 30/6.

Cư dân mạng Trung Quốc không quan tâm đến chủ đề được tranh luận mà tập trung chỉ trích hệ thống chính trị Mỹ khi để hai người cao tuổi cạnh tranh nhau.

“Đây là dân chủ”, một người bình luận.

Một số video ngắn được đăng trên báo chí chính thống, như China Daily, chèn nhạc kiểu hài hước và nhận xét cảnh tượng này giống như “đang cãi vã”.

“Đây là kiểu cãi vã mà bạn thường thấy ở các viện dưỡng lão. Hai ông già cãi nhau rồi quên mất người kia là ai”, một người nói.

Các clip chỉnh sửa lan truyền trên mạng xã hội để củng cố quan điểm của Trung Quốc về sự phân cực chính trị ngày càng gia tăng ở Mỹ. “Các ông cứ cãi nhau, còn chúng ta tiếp tục lên Mặt trăng. Chúng ta sẽ có tương lai tươi sáng”, một người khác bình luận.

Ngày 25/6, tàu vũ trụ Thường Nga của Trung Quốc mang mẫu từ nửa xa của Mặt trăng trở về Trái đất.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc chê bai Mỹ thiếu ứng viên cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

“Mỹ đang bị phán xét. Các vị muốn thống trị thế giới như thế này sao? Trên đời này không có người khác sao?”, một cư dân mạng đặt câu hỏi.

Giáo sư Shen Dingli, một học giả nghiên cứu về quan hệ quốc tế ở Thượng Hải, cho biết phản ứng chung ở Trung Quốc đối với cuộc tranh luận “thể hiện sự đối kháng giữa cư dân mạng hai nước”.

Ông nhắc lại kết quả nghiên cứu mà Trung tâm Pew công bố vào tháng 7/2023, cho thấy một nửa trong số hơn 10.000 người Mỹ tham gia cuộc thăm dò cho biết họ coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ. Không có nghiên cứu tương tự nào được thực hiện ở Trung Quốc để nắm bắt đầy đủ suy nghĩ của người Trung Quốc đối với Mỹ.

"Nó giống như một tấm gương hai chiều. Trung Quốc không thích Mỹ nên người dân ở đây có quan điểm tiêu cực về một số việc xảy ra ở Mỹ, bao gồm các cuộc tranh luận tổng thống. Tương tự như vậy, tình cảm của người Mỹ đối với Trung Quốc cũng tiêu cực”, Giáo sư Shen nói với báo Straits Times.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng dẫn lại những chỉ trích trên chính truyền thông Mỹ về chất lượng màn đối đầu giữa hai ứng viên.

Cựu tổng biên tập Global Times (Thời báo Hoàn cầu) Hồ Tích Tiến, người có hơn 550.000 người theo dõi trên nền tảng mạng xã hội X, nói rằng cuộc tranh luận là “rất thú vị đối với nhiều người Trung Quốc”.

“Nói một cách khách quan, thành tích kém cỏi của ông Biden và ông Trump là một quảng cáo tiêu cực cho nền dân chủ phương Tây”, nhà báo Hồ Tích Tiến nhận xét.

Dù Tổng thống Biden và ông Donald Trump chủ yếu tranh luận về các vấn đề trong nước, như kinh tế Mỹ, nhập cư và quyền phá thai, nhưng Trung Quốc cũng là chủ đề gây tranh cãi vì cả hai ứng cử viên đều chịu áp lực phải cứng rắn với gã khổng lồ châu Á.

Khi được hỏi về cuộc khủng hoảng chất opioid xảy ra ở Mỹ, ông Trump nói rằng Trung Quốc đang “ép chúng ta” và cáo buộc ông Biden để điều này xảy ra.

Ông Trump tuyên bố sẽ áp mức tăng thuế quan 60% đối với hàng hóa Trung Quốc, còn chính quyền của Tổng thống Biden đề xuất tăng thuế 100% đối với tất cả xe điện từ Trung Quốc.

Một video phân tích của Defense Times đăng trên Douyin tập trung vào “cuộc tấn công” của hai ứng viên nhằm vào Trung Quốc kèm theo bình luận: “Đây là lời nhắc nhở rõ ràng với Bắc Kinh rằng bất cứ ai trở thành tổng thống cũng sẽ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc”.

Phân tích cho rằng quan hệ Trung - Mỹ cũng có thể sẽ không đổi hướng. “Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, nhưng cũng phải chuẩn bị cho những hành động mà Mỹ có thể thực hiện chống lại chúng ta”, Defense Times bình luận.

Theo ST
MỚI - NÓNG
Phát huy sức trẻ Hà Nam trong khởi nghiệp, lập nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Phát huy sức trẻ Hà Nam trong khởi nghiệp, lập nghiệp và xây dựng nông thôn mới
TPO - Sáng 3/7, trong khuôn khổ phiên làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029, đã diễn ra 3 diễn đàn thảo luận về các chủ đề: Tôi yêu Tổ quốc tôi; Thanh niên Hà Nam khởi nghiệp, lập nghiệp và chuyển đổi số; Công tác xây dựng tổ chức Hội LHTN Việt Nam vững mạnh và đoàn kết, tập hợp thanh niên.
Người dân Hà Nội đưa trẻ đi làm Căn cước công dân mới
Người dân Hà Nội đưa trẻ đi làm Căn cước công dân mới
TPO - Trong 2 ngày đầu tháng 7/2024, nhiều người dân tại Hà Nội đã có mặt từ sớm tại trụ sở Công an quận để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho con, việc đổi sang căn cước mới nhằm đảm bảo quyền, lợi ích cho trẻ em, giảm thủ tục hành chính, không phải mang theo nhiều giấy tờ.
Tỉnh thành nào tăng trưởng kinh tế cao nhất nước?
Tỉnh thành nào tăng trưởng kinh tế cao nhất nước?
TPO - Trong 10 địa phương tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn cao nhất cả nước, nhóm 5 thành phố trực thuộc trung ương chỉ có Hải Phòng. TPHCM có bước cải thiện đáng kể khi vượt lên trên Hà Nội, trong khi Cần Thơ và Đà Nẵng ở nửa cuối bảng xếp hạng.