Trung Quốc thuê đảo chiến lược ở Thái Bình Dương

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đón Thủ tướng Solomon tại Bắc Kinh vào tuần trước.Ảnh: AP
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đón Thủ tướng Solomon tại Bắc Kinh vào tuần trước.Ảnh: AP
TP - Một công ty của Trung Quốc đã bí mật ký thỏa thuận thuê cả hòn đảo của Solomon chỉ 1 ngày sau khi Bắc Kinh thế chân Đài Loan để trở thành đồng minh mới của quốc đảo nằm ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược này.  

Theo tài liệu vừa bị rò rỉ, tỉnh miền trung của Solomon hôm 22/9 ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với tập đoàn nhà nước Trung Quốc China Sam về việc cho thuê đảo Tulagi, nơi có cảng biển nước sâu có thể phục vụ mục đích quân sự.

Một ngày trước đó, Trung Quốc và Solomon thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức sau khi Bắc Kinh thuyết phục được quốc đảo ở Thái Bình Dương này cắt đứt quan hệ với Đài Loan để trở thành đồng minh của Bắc Kinh.

Tulagi, hòn đảo chỉ rộng khoảng 2km và có dân số 1.200 người, là nơi Nhật Bản từng mở một căn cứ hải quân và cũng là một trong những chiến trường ác liệt trong Thế chiến 2.

“Bên A (tỉnh miền trung) sẵn sàng cho Bên B (China Sam) thuê toàn bộ đảo Tulagi và các đảo xung quanh để phát triển một đặc khu kinh tế”, thỏa thuận viết. Thỏa thuận cũng nói rằng đặc khu kinh tế này bao trùm “bất kỳ lĩnh vực công nghiệp nào phù hợp cho phát triển, bao gồm phát triển dầu khí”. Thỏa thuận cho phép China Sam thuê hòn đảo trong 75 năm và có thể gia hạn.

Thỏa thuận còn cho phép thiết lập một cơ sở về nghề cá, một trung tâm điều hành và "xây dựng hoặc nâng cấp sân bay”. Dù chưa có đánh giá chắc chắn về trữ lượng dầu khí ở Solomon, thỏa thuận nói rằng, China Sam quan tâm đến việc xây dựng một nhà máy dầu khí ở đây.

Trước thông tin về thỏa thuận này, nhiều người dân địa phương đã bày tỏ sự tức giận.

“Ai cũng lo sợ khả năng Trung Quốc biến hòn đảo thành một căn cứ quân sự. Đó là điều thực sự khiến chúng tôi sợ, vì nếu không họ muốn thuê cả hòn đảo để làm gì?”, báo New York Times dẫn lời ông Michael Salini, 46 tuổi, chủ một doanh nghiệp ở Tulagi và là người đang tham gia soạn lá đơn tập thể phản đối thỏa thuận.

Một số quan chức Mỹ và Solomon nói rằng, nhiều doanh nghiệp và quan chức Trung Quốc từ lâu đã tiếp cận các chính trị gia địa phương bằng những khoản tiền hối lộ và quà tặng xa xỉ như những chuyến đi nghỉ dưỡng đến Trung Quốc và Singapore. Ở đất nước nghèo khó với chỉ khoảng 600.000 dân và quốc hội với 50 thành viên, họ không dành nhiều thời gian để tranh luận.

Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare thăm Trung Quốc vào đầu tháng này. Các bức ảnh chụp chuyến thăm cho thấy ông cười tươi khi đứng cạnh lãnh đạo China Sam.

Chuyến thăm được coi là một chiến thắng với Bắc Kinh, sau khi Úc và Mỹ vận động tích cực nhưng không giữ được Solomon.

Một căn cứ quân sự ở đảo Tulagi sẽ có tầm quan trọng về biểu tượng và chiến lược. Mỹ và các đồng minh khu vực, đặc biệt là Úc, lo sợ rằng mục đích cuối cùng của Bắc Kinh là lập một căn cứ hải quân ở Thái Bình Dương để gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực này. Bước đi đó sẽ làm mất ưu thế của Úc và New Zealand khi nằm ở vị trí xa Trung Quốc và có một vùng đệm quốc phòng đáng giá.

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.