Trẻ tiêu chảy có nên uống sữa?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Khi con bị tiêu chảy, nếu cho con uống sữa thì sợ bệnh nặng thêm. Nếu cắt sữa của con thì sợ chúng thiếu chất. Phải làm thế nào đây?

Khi trẻ bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, bạn cần tạm ngưng cho trẻ uống sữa tối thiểu trong vòng 24 giờ, sau đó có thể cho con uống lại. Tuy rằng, uống sữa có thể kéo dài việc trẻ đi tiêu lỏng, nhưng sữa lại bù lại phần dưỡng chất đã mất đi trong thời gian trẻ mắc bệnh. Có thể cho trẻ uống sữa nhưng cần tách bỏ phần bơ. Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhẹ, nhưng vẫn được uống sữa bình thường theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ và tạm thời do dung nạp thành phần Lactose có trong sữa, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn loãng từ 2-3 ngày, sau đó mới uống sữa sẽ bảo đảm an toàn hơn. Khi hết bệnh, bạn nên bắt đầu cho trẻ uống sữa với từng lượng nhỏ. Nếu cho uống quá nhiều, bệnh của trẻ có thể tái phát, triệu chứng có khuynh hướng làm tiêu chảy thêm trầm trọng. Trường hợp này cần tránh cho trẻ uống các loại sữa nước hoặc sữa đông từ 2-3 ngày. Khi bắt đầu cho trẻ uống sữa lại, hãy pha loãng sữa và cũng cho trẻ uống từng lượng nhỏ để dễ tiêu hóa hơn.

Với trẻ không bị dị ứng khi dung nạp thành phần đường Lactose có trong sữa, bạn có thể chờ sau một tuần lễ trước khi cho trẻ uống sữa lại bình thường.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy do dị ứng với sữa bò, nếu không giữ gìn cẩn thận sẽ dẫn đến tiêu chảy và gây viêm ruột kết. Nguyên nhân có thể do chất gây dị ứng có trong sữa hấp thu qua đường tiêu hóa tác động đến hoạt động của hệ miễn dịch làm sản sinh thành phần kháng thể có tên IgE. Thành phần IgE phản ứng lại với chính nó và phóng thích một số hóa chất gây phù nề cho thành ruột, làm mất đi chất dẫn lưu từ đó, hình thành bệnh tiêu chảy. Trong trường hợp này, tốt nhất, bạn cần ngưng cho trẻ uống sữa bò ngay.

Tuyệt đối không cho trẻ đang bị tiêu chảy nặng uống các loại sữa chưa qua tiệt trùng. Nếu bệnh tiêu chảy tái phát, bạn cần thay đổi từ sữa công thức hoặc sữa đang uống trước đó bằng sữa đậu nành. Tốt nhất là cho đến khi bệnh thuyên giảm, bạn không nên cho trẻ uống sữa hay những chế phẩm từ sữa. Ở trẻ đang bú sữa mẹ, khi trẻ bị tiêu chảy bạn vẫn có thể cho trẻ bú bình thường và càng nhiều càng tốt.

Suy nghĩ sai lầm khi trẻ bị tiêu chảy

Cho trẻ nhịn ăn để ruột nghỉ ngơi? Điều đó chỉ làm niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương mà thôi. Cần tiếp tục cho trẻ ăn uống bình thường theo nhu cầu để chống đỡ với bệnh tật và chống mất nước do tiêu chảy.

Mẹ ăn kiêng để sữa được lành? Nhiều trẻ bú sữa mẹ cũng bị tiêu chảy nên mẹ thường ăn kiêng, cho rằng trẻ bú sẽ an toàn hơn. Điều này chỉ làm sữa mẹ bị thiếu chất, khả năng tiết sữa của mẹ kém đi, mà con cũng không nhận đủ dinh dưỡng.

Ăn sữa chua sợ ruột bị bào mòn? Trên thực tế, sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Đề phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ

Nguyên tắc an toàn là một trong những giải pháp ngừa bệnh cho trẻ.

- Cho trẻ bú sữa mẹ từ lúc mới sinh để cung cấp thêm kháng thể có lợi cho trẻ từ nguồn sữa mẹ, trong đó có kháng thể ngừa bệnh tiêu chảy khi uống sữa.

- Chọn mua những nhãn hiệu sữa có uy tín trên thị trường.

- Tránh mua loại sữa chưa qua khâu tiệt trùng.

- Chọn những loại sữa phù hợp với nhu cầu và thể trạng của trẻ.

- Vệ sinh bình bú cẩn thận trong trường hợp trẻ bú sữa ngoài.

- Thử dùng các sản phẩm từ bơ sữa ở mức độ vừa phải.

- Thử dùng pho mát và sữa chua, đây là hai loại dành cho trẻ em hay bị dị ứng với lactose, dễ tiêu hóa hơn sữa.

- Dùng chất bổ sung enzyme lactose trước khi ăn các sản phẩm từ bơ sữa để giúp cơ thể tiêu hóa lactose.

- Thử dùng các sản phẩm từ bơ sữa cùng với các thực phẩm không chứa bơ sữa, điều này có thể giúp việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG