Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ, trục đường thủy chiến lược sông Hậu - Kênh xáng Xà No rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận và cả vùng ĐBSCL. - Ảnh: Hòa Hội |
Chính vì vậy, nơi đây là địa điểm neo đậu quan trọng của nhiều phương tiện thủy mua bán hàng hóa (có khoảng 200 - 250 chiếc ghe, tàu mua bán, trao đổi hàng hóa, có lúc lên đến 300, 400 chiếc, trong đó số lượng neo đậu cố định khoảng 150 chiếc và từ nơi khác đến khoảng 100 chiếc). - Ảnh: Hòa Hội |
Hàng hóa của chợ nổi Cái Răng phong phú và đa dạng. Ngay từ thời xa xưa hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nơi đây đã không chỉ phục vụ cho giới thương hồ mà còn cung ứng cho người dân địa phương. Các loại hàng hóa tại chợ nổi như: trái cây; rau củ quả; hoa, kiểng; hàng thủ công gia dụng; hàng thực phẩm và động vật; hàng gia dụng và thiết yếu… Các hoạt động đã tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động phổ thông và các tiểu thương mưu sinh bằng cách cung cấp các dịch vụ trên sông trong thời gian qua với thu nhập bình quân từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng. - Ảnh: Hòa Hội |
Bên cạnh đó, chợ nổi Cái Răng cũng là địa điểm thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm địa phương, giới thiệu trực tiếp cho du khách trong và ngoài nước; góp phần quảng bá hình ảnh Chợ nổi Cái Răng, thu hút du khách đến Chợ nổi Cái Răng ngày càng nhiều hơn, bình quân mỗi ngày có 200 lượt, có lúc trên 500 lượt ghe, tàu đưa khách du lịch đến tham quan góp phần đáng kể vào doanh thu du lịch của thành phố. - Ảnh: Hòa Hội |
Đa phần du khách trong và ngoài nước khi du lịch đến thành phố Cần Thơ đều có nhu cầu tham quan chợ nổi Cái Răng không chỉ vì chợ nổi có nét văn hóa độc đáo của cư dân địa phương, mà còn mang nét văn hóa sông nước rất đặc trưng của vùng Nam Bộ. - Ảnh: Hòa Hội |
Ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch UBND quận Cái Răng cho biết, năm nay lễ hội được tổ chức quy mô khá lớn nhằm tăng cường các hoạt động hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam của thành phố cụ thể như: Chương trình văn nghệ chào mừng Ngày hội Du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng”; Diễu hành tàu từ Bến Ninh Kiều đến Chợ nổi Cái Răng; Triển lãm sách và đố vui; Giải vô địch Karate Miền Nam; Đờn ca tài tử trên Chợ nổi; Hội thi tạo hình, trang trí từ các sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc trưng địa phương; Diễu hành và giới thiệu hàng hóa nông sản trên ghe, tàu; Hoạt động ẩm thực, bánh dân gian, quà lưu niệm… - Ảnh: Hòa Hội |
Văn hóa Chợ nổi Cái Răng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận từ năm 2016. Đối với chợ nổi Cái Răng đã nổi tiếng không chỉ đối với du khách trong nước mà cả đối với khách quốc tế. |
Chợ nổi đã được Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh bình chọn “Là một trong 10 khu chợ nổi, nhộn nhịp nhất thế giới” và được Trang du lịch nổi tiếng thế giới Youramazingplaces có trụ sở tại Macedonia Châu Âu bình chọn nằm trong “top 6 chợ nổi đẹp nhất Châu Á”. Với nét văn hóa đặc trưng, chợ nổi Cái Răng trở thành điểm tham quan du lịch, thu hút đông đảo du khách khi đến thành phố Cần Thơ. - Ảnh: Hòa Hội |
Khách quốc tế trải nghiệm du lịch chợ nổi Cái Răng. - Ảnh: Hòa Hội |
Du khách trải nghiệm sông nước tại chợ nổi Cái Răng. - Ảnh: Hòa Hội |
Khách chụp ảnh |
Lãnh đạo thành phố Cần Thơ tham quan các gian hàng. - Ảnh: Hòa Hội |
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Sở VH&TTDL Cần Thơ cho biết, ngành du lịch thành phố tăng cường công tác quảng bá hình ảnh du lịch Cần Thơ - điểm đến an toàn và hấp dẫn, khẳng định được thương hiệu điểm đến của du lịch Cần Thơ. Trong đó, chú trọng quảng bá, hình ảnh chợ nổi Cái Răng; qua đó, nâng cao nhận thức của xã hội về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng và các giá trị văn hóa phi vật thể chợ nổi Cái Răng” trong phát triển du lịch. - Ảnh: Hòa Hội |