Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách

TPO - Ngày đầu Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị mới, lượng người mua tại các chợ, các cửa hàng thực phẩm... giảm hẳn. Tiểu thương vào chợ buôn bán phải đeo thẻ. Các quầy hàng được bố trí bán theo ngày chẵn - ngày lẻ để đảm bảo giãn cách.
Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 1

Sáng 1/8, các chợ trên địa bàn Đà Nẵng tiến hành bố trí luân phiên 50% số quầy hàng để đảm bảo quy định giãn cách theo Chỉ thị mới. Ghi nhận tại Chợ Mới (quận Hải Châu, Đà Nẵng), các hàng rau củ, thịt, cá..., được bố trí giãn cách: quầy nghỉ, quầy bán.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 2

Tiểu thương bán hàng phải đeo khẩu trang liên tục. Để đảm bảo an toàn, nhiều tiểu thương còn trang bị thêm mũ chống giọt bắn, găng tay... Tất cả tiểu thương bán hàng thiết yếu đều được phát thẻ vào chợ theo ngày chẵn lẻ.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 3

Chị Hoàng Thị Thu, tiểu thương hàng rau hành, cho hay, chị được bố trí bán hàng vào các ngày lẻ. "Từ khi phát thẻ, ngày nào tới chợ tôi cũng đeo. Khi đi ngoài đường, qua chốt kiểm soát, tôi cũng trình thẻ này để được lưu thông", chị Thu nói.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 4

Theo ghi nhận, ngày đầu thực hiện Chỉ thị mới của thành phố, người dân tới chợ thưa thớt. Đã quá trưa, các quầy cá, thịt, rau củ…vẫn còn ăm ắp hàng. Chị Nguyễn Thị Nhung, tiểu thương bán thịt, cho biết, người dân đi chợ ít hơn những ngày trước nên dù chị đã giảm số lượng thịt nhập vào nhưng vẫn ế.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 5

Riêng hàng cá rất thưa thớt vì phần lớn tiểu thương nghỉ bán sau khi cảng cá Thọ Quang ngừng hoạt động.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 6

Các kiot bán quần áo, nồi niêu, chén bát, đồ nhựa, chăn ga gối.... ở chợ cũng đã đóng cửa.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 7

Khu vực cổng chính chợ Hàn (quận Hải Châu) cũng vắng tanh. Theo yêu cầu của UBND TP Đà Nẵng, tất cả các quầy kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu đều đã đóng cửa 10 ngày nay.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 8

Các cửa hàng thực phẩm trên đường Hải Phòng (quận Thanh Khê) chăng dây, phân luồng người mua để đảm bảo giãn cách. Khác với những ngày trước đó, lượng người mua sáng nay thưa thớt hơn hẳn.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 9

Một quầy thịt chăng dây, yêu cầu người dân giữ khoảng cách khi mua sắm và chỉ cho phép 2 người vào khu vực mua hàng một lượt. Đến giữa trưa, các mặt hàng thịt gà, thịt heo... của cửa hàng vẫn ê hề, khách mua thưa vắng.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 10

Dù vẫn thuộc danh mục được phép kinh doanh theo chỉ thị mới nhưng cửa hàng tiện lợi trên đường Yên Bái (quận Hải Châu) vẫn thông báo tạm dừng buôn bán tại chỗ, chuyển sang bán online. Các đơn hàng sẽ được xử lí qua hotline và được ship miễn phí cho khách hàng.

Tiểu thương Đà Nẵng đeo thẻ bán cách ngày, quầy hàng căng dây như ma trận để giãn cách ảnh 11

Cuối tuần này, khi nghe thông tin Đà Nẵng tiếp tục "siết" các biện pháp gian cách, người dân đổ xô đến các siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi... để gom đồ gây ra tình trạng thiếu hụt cục bộ. Sở Công thương TP cũng khuyến cáo người dân hạn chế đổ xô tích trữ hàng hóa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm khi tập trung đông người. Hiện nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm trên địa bàn rất ổn định, không có tình trạng thiếu hụt. Sở Công thương cũng đã hướng dẫn các đơn vị, địa phương tiến hành triển khai thẻ QR Code mua hàng thiết yếu với tần suất 3 lần/tuần để người dân đến mua sắm tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa...

Tin liên quan