> Còn nhiều “vùng trắng” dạy nghề
> Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng
Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức.
Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cho biết: Trong ba năm, ngân sách Nhà nước đã bố trí kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia trong dạy nghề và giải quyết việc làm trên 9,2 tỷ đồng. Đoàn Thanh niên có 34 Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm. Nhưng, hiện số lao động thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên 22,2 triệu.
Ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Đoàn ĐB Quảng Bình chia sẻ: Bộ GD & ĐT khuyến khích mở các Trung tâm giáo dục dạy nghề, nhưng thực tế nhiều trung tâm hoạt động không hiệu quả, đang phải đề ra phương án sáp nhập. “Chúng ta nói phân luồng học sinh để chuyển sang học nghề thì kèm theo đó cần những hứa hẹn một công việc cụ thể cho họ trong tương lai. Việc phân luồng cần dựa vào sự phát triển của các KCN, đó mới là nơi giải quyết việc làm” – ông Phương nói.
Liên hệ từ điều kiện thực tiễn tại Hà Tĩnh, ông Đoàn Đình Anh, Trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Từ tình trạng chồng chéo, lãng phí khi cùng lúc duy trì cả ba trung tâm đào tạo nghề gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên dạy nghề, Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề (trực thuộc Bộ GD & ĐT) Trung tâm dạy nghề (do Sở LĐTB & XH quản lý) dẫn đến chồng chéo, lãng phí. Dù đã sáp nhập 3 trung tâm vào một để hạn chế lãng phí CSVC và bộ máy quản lý, song vẫn vướng ở chỗ ai quản lý trong khi ba Trung tâm thuộc quản lý của 2 đơn vị độc lập?
Ông Lê Nam, Phó trưởng Đoàn ĐB tỉnh Thanh Hóa đề cập tới mâu thuẫn giữa số lượng thanh niên thất nghiệp và nhu cầu tuyển dụng của DN. Hiện, Khu kinh tế Vũng Áng cần tuyển tới 67 ngàn lao động, hay khu kinh tế Nghi Sơn cần tới hàng chục vạn lao động. “Cái sai của chúng ta là ở cách làm và quan điểm dạy nghề chưa sát với thực tiễn, còn nặng bao cấp duy ý chí. Các trường, Trung tâm dạy nghề cần bám sát trong quá trình đào tạo”.