Thứ trưởng Giao thông: ‘Trạm BOT Cai Lậy có một số lái xe quá khích’

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật. Ảnh: Võ Hải/Vnexpress
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật. Ảnh: Võ Hải/Vnexpress
TPO - Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, tại trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) có một số lái xe quá khích, không ủng hộ thu phí tại trạm này, đánh xe tới giữa trạm, tắt máy và bỏ xe lại, gây ùn tắc.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều nay 30/11, báo chí đặt câu hỏi, việc giao cho Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đánh giá toàn diện về BOT giao thông, trong đó có BOT Cai Lậy có hợp lý không, sao không giao cho Kiểm toán Nhà nước? Đã thống kê thiệt hại của BOT Cai Lậy chưa? Làm sao để không tái diễn tình cảnh này?

Trả lời câu hỏi của PV, ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Bộ đã tiếp 107 đoàn thanh tra, kiểm tra về nội dung này, Bộ sẽ tổng hợp toàn diện mặt được, chưa được để trình lên Thủ tướng.

Với diễn biến ở BOT Cai Lậy từ ngày 30/11 đến nay, ông Nhật cho biết, theo quy định các trạm ách tắc quá 500 mét thì phải xả trạm, cơ quan quản lý nhà nước sẽ không để thời gian kéo dài.

Tuy nhiên, vừa qua tại trạm Cai Lậy cũng có một số lái xe quá khích, không ủng hộ thu phí tại trạm này, đánh xe tới giữa trạm, tắt máy và bỏ xe lại, gây ùn tắc...

Thứ trưởng Nguyễn Nhật khẳng định sẽ không để tình trạng này kéo dài. Đồng thời cho biết, trong thời gian tạm đóng trạm hồi tháng 8/2017, Bộ đã rà soát lại tất cả các quy định liên quan cho thấy đầu tư dự án này không sai.

Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động ngày 1/8/2017, tuy nhiên, sau đó nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm đặt sai vị trí, khiến ùn tắc giao thông nghiêm trọng xảy ra.

Sau khi xả trạm, ngày 30/11, trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại. Giá vé mỗi lượt của các loại xe đồng loạt giảm 30%, thấp nhất 25.000, cao nhất 140.000 đồng.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.