Thủ tướng: Không để kéo dài tình trạng như BOT Cai Lậy

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh NH)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh NH)
TPO - Đề cập đến BOT, một vấn đề nóng bỏng hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng Bộ GTVT có báo cáo tổng hợp, trình Thường trực Chính phủ, đặc biệt là công trình BOT Cai Lậy, Tiền Giang, để đánh giá toàn diện.

Sáng 1/12, phát biểu tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận tích cực về các giải pháp kinh tế- xã hội để xây dựng Nghị quyết 01/2018.

Về tình hình kinh tế-xã hội, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận khi còn 1 tháng nữa kết thúc năm 2017 và chuẩn bị cho Nghị quyết 01 về các biện pháp chỉ đạo điều hành năm 2018, trong đó, tập trung góp ý về các mặt tồn tại, bất cập.

Điểm lại các kết quả đạt được trong tháng 11 và 11 tháng của năm 2017, Thủ tướng cho rằng “những con số mà chúng ta ước báo cáo Quốc hội thì qua tình hình tháng 11 khẳng định chúng ta đã nhận định đúng”. Trong quá trình xây dựng báo cáo, các cơ quan chức năng đã xem xét con số một cách khách quan, chính xác, cụ thể.

Thủ tướng: Không để kéo dài tình trạng như BOT Cai Lậy ảnh 1 BOT Cai Lậy liên tiếp bị "thất thủ" vì lái xe phản đối

Tuy vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra và cần xử lý, trong đó có việc khắc phục thiên tai, bão lũ. Theo ước tính, thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay khoảng hơn 52.000 tỷ đồng, riêng bão số 12 gây thiệt hại 23.000 tỷ đồng.

Thủ tướng cũng nhắc tới tình trạng giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, mới đạt gần 63%. Sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp còn khó khăn, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động còn nhiều. Một số vấn đề khác như bạo lực trẻ em, đầu tư tiền ảo, kinh doanh đa cấp, hàng giả hàng nhái, an toàn thực phẩm, hóa chất độc hại... vẫn diễn ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường nhiều nơi nghiêm trọng…

Về quyết định tăng giá điện 6,08% từ 1/12, Thủ tướng cho biết trên cơ sở các phương án do các bộ trình, Thủ tướng đã thảo luận kỹ lưỡng với các Phó Thủ tướng và quyết định tăng ở mức cần thiết nhưng vẫn đảm bảo lạm phát trong tầm kiểm soát.

“Chúng ta chỉ còn đúng 1 tháng nữa là kết thúc năm 2017, khối lượng công việc còn rất lớn nên không được chủ quan”, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo để hoàn thành toàn diện mục tiêu đề ra.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý “không để có tình trạng lấy nghị quyết năm ngoái để làm năm nay”. Các bộ, ngành liên quan xem xét, chốt lại các vấn đề quan trọng trong điều hành để thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện kế hoạch, nhất là thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ mà Trung ương, Quốc hội đề ra”.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.