Thói quen xếp hàng đã vô tình bị bỏ sót

Thói quen xếp hàng đã vô tình bị bỏ sót
TPO - Tôi cũng đã nhiều lần có suy nghĩ như tác giả bài viết "Văn hóa xếp hàng phải bắt nguồn từ giáo dục" và cũng đặt câu hỏi tại sao và cố gắng tự lý giải. Theo tôi, điều này là vấn đề thói quen, thuộc phạm trù văn hoá (culture) và nó đã tồn tại hàng ngàn năm.

>> Văn hóa xếp hàng phải bắt nguồn từ giáo dục
>> Văn hóa xếp hàng ở Ngân hàng càng phải được tôn trọng
>> Văn hóa xếp hàng nơi công cộng rất tệ...

Thói quen xếp hàng đã vô tình bị bỏ sót ảnh 1

Một cảnh chen lấn để giành quyền mua vé xem bóng đá tại SVĐQG Mỹ Đình.  Ảnh: VTC

Ý tôi không phải là chuyện phân biệt giữa người có học thức và người không có học thức. Thực ra ý thức về "xếp hàng" ở mức độ nào đó ở ta cũng có.

Ví dụ như, trong gia đình thì có "trên kính dưới nhường" "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" và rộng hơn nữa là “tiên học lễ, hậu học văn” ... điều này cũng phần nào thể hiện ý thức về tôn ti tật tự, nhận thức về vị trí trong ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày.

Nó không chỉ là việc chủ thể ý thức được "vị trí" của mình để tự "sắp hàng" mà còn thể hiện sự quan tâm đến những "vị trí khác", đến mối quan hệ tổng thể trong giao tiếp gia đình và xã hội.

Điều này chúng ta từ khi còn nhỏ đã được ông bà, bố mẹ và nhà trường giáo dục và tôi thấy so với người Phương Tây, ta có điểm hơn. Tuy nhiên, cái mà chúng ta thực sự gọi là “xếp hàng” hay “thói quen xếp hàng” (queuing) thì thực sự chưa được quan tâm hay là vô tình bị bỏ sót.

Thực ra thì ở đâu đó cũng có như ở nhà ga, sân bay, rạp chiếu phim…nhưng lại chưa phải là một thói quen tự nhiên, chưa được mọi người chấp nhận thoải mái một cách tự nguyện, mà đang ở mức mọi người cho là “phải” xếp hàng.

Nhưng tôi cũng nghĩ thói quen cũng bắt nguồn từ nhận thức. Cho đến khi văn hoá “xếp hàng” gồm những mẩu chuyện đại loại như “gấu con xếp hàng mua mật ong trong cửa hàng” được đưa vào sách kể chuyện lớp Một, hay bố mẹ nhắc nhở con cái “xếp hàng”, cho đến việc tuyên truyền, vận động và có quy định trong cộng đồng, xã hội như việc “cấm hút thuốc lá nơi công cộng” thì khi đó cái ý nghĩa quan trọng và cần thiết của văn hoá xếp hàng mới được nâng cao.

Dù là gì đi nữa thì đây cũng là một nét văn hoá hay của “hội nhập toàn cầu” mà Việt Nam ta phải làm quen ngay và thực sự “hội nhập” khi bước vào sân chơi thế giới.

Hương Cao
Email: ...2003@gmail.com

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.