Đặc trưng của tư duy truyền thống Việt Nam thiên về tình hơn lý. Người Việt thường lấy đạo đức làm cơ sở trong quan hệ ứng xử giữa người với người, tình làng nghĩa xóm sâu nặng đã che mờ quan hệ pháp lý - vốn được coi trọng trong các xã hội phát triển.
TPO - Những cành hoa anh đào thật được trưng bày sáng nay 12/4 đã thu hút hàng ngàn người đổ về sân vận động Quần Ngựa (Hà Nội). Cảnh chen lấn nghẹt thở đã diễn ra từ trước cửa cho đến sân khấu chính của địa điểm tổ chức.
TPO - Nếu bạn đi xem lễ hội hoa anh đào Nhật Bản đang diễn ra tại sân vận động Quần Ngựa (Hà Nội), xin bạn nhớ giùm, người Nhật thích lễ hội trang nghiêm và rất coi trọng văn hóa giao tiếp.
TPO - "Thương hoa, lịch sự, thanh lịch", "Loài hoa tượng trưng cho tình hữu nghị Việt Nam và Nhật Bản. Xin đừng hái hoa". Đó là những khẩu hiệu được gắn khắp nơi bên những gốc hoa anh đào giả tại SVĐ Quần Ngựa (Hà Nội) sáng nay 10/4.
“Sẽ không có rào sắt ngăn cách giữa các gốc hoa anh đào với người xem. Tuy nhiên, mọi hành vi bẻ cành, cướp hoa ngay lập tức sẽ được ngăn chặn, người vi phạm sẽ bị bắt giữ”- Đại tá Trần Thùy, Phó Giám đốc CATP Hà Nội khẳng định.
TPO - Là một du học sinh tại Pháp từ nhiều năm nay, nhân dịp về thăm gia đình những ngày Tết Kỷ Sửu đây cũng là cơ hội để tôi chứng kiến những đổi mới của đất nước, suy ngẫm đôi điều...
TPO - Tại lễ hội hoa lần đầu tiên diễn ra ở thủ đô, thật xót xa khi nhìn thấy những tác phẩm nghệ thuật do các nghệ nhân miệt mài ngày đêm làm nên bị tàn phá bởi sự kém ý thức của một số người dân ở Hà Nội, một nơi ngàn năm văn hiến.
TPO - Phải đến 4/1 Lễ hội Phố hoa lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội mới kết thúc, song chỉ ít giờ sau Lễ khai mạc, phố hoa lộng lẫy đã biến dạng. Hoa thì bị vặt, còn những chiếu nhậu mực nướng, hàng quà rong thì vô tư xuất hiện khắp nơi.
TP - Một lần nữa người dân Hà Nội lại phiền lòng (trước đó là tại lễ hội Hoa Anh đào năm 2008) với cách hành xử của một bộ phận người trẻ, khi chỉ sau một đêm, hoa ở Phố Hoa bị “đối xử tàn tệ”.
TPO - Là một bạn đọc thường xuyên của TPO, tôi có theo dõi mục "Văn hoá xếp hàng". Đúng là văn hóa xếp hàng ở ta hiện nay rất tệ, đã đến lúc cần áp dụng những biện pháp mang tính bắt buộc, lâu dần mới trở thành thói quen được.
TPO - Tôi cũng đã nhiều lần có suy nghĩ như tác giả bài viết "Văn hóa xếp hàng phải bắt nguồn từ giáo dục" và cũng đặt câu hỏi tại sao và cố gắng tự lý giải. Theo tôi, điều này là vấn đề thói quen, thuộc phạm trù văn hoá (culture) và nó đã tồn tại hàng ngàn năm.
TPO - Tôi đọc nhiều bài của nhiều độc giả và tôi thấy mọi người nói rất đúng về văn hóa xếp hàng (VHXH ) ở nước ta. Ở bên này mỗi khi nhìn thấy người ta xếp hàng có ý thức, tôi luôn thầm nghĩ: "Bao giờ người dân nước ta mới có ý thức như thế này? "
TPO - Tôi đã có một thời gian khá dài sống ở châu Âu nên cũng khá hiểu văn hoá của phương tây, trong đó xếp hàng là một nét đẹp của họ. Ở Ngân hàng nơi mà tất cả những người vào đây đều liên quan đến khía cạnh tiền bạc thì lại càng phải tế nhị hơn.
TPO - Hãy ra cây xăng, quán kem Thủy Tạ, Tràng Tiền (Hà Nội), thậm chí nhà vệ sinh công cộng... bạn sẽ thấy làm gì có khái niệm xếp hàng. Thật là xấu hổ khi người nước ngoài thì xếp hàng mua kem, còn chúng ta vô tư chen lên mà cô nhân viên vẫn bán như thường.
TPO - Biết tôi mới về Hà Nội, cô bạn muốn đãi món bún chua rất đặc biệt. Quán khá nổi tiếng vì món ngon thật và ông chủ cũng rất oách với phong cách phục vụ có một không hai trên thế giới: quát khách. Khách đến ăn thường xuyên gọi đùa là "bún quát".
TPO - Tôi cảm thấy rất tâm đắc với loạt bài viết về văn hóa ứng xử trên Tiền phong Online, đặc biệt là các bài viết về văn hóa trên máy bay, bởi đây không chỉ còn là vấn đề đóng cửa bảo nhau mà là chỗ chúng ta tiếp xúc với thế giới, là nơi các nền văn hóa dễ dàng được quan sát và so sánh nhất.
TPO - Về văn hóa đi lại của người Việt Nam chúng ta dù ở bất cứ phương tiện giao thông nào (đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, công cộng, tàu hỏa và cuối cùng là máy bay) thỉnh thoảng vẫn có vấn đề về hành xử và ứng xử văn minh hiện đại.
TPO - Tôi đang lao động ở Hàn Quốc, ở đây có rất nhiều lao động đến từ các nước khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều lịch sự và có văn hoá trong ứng xử, nhưng một số lao động người Việt ta thì lại không được như vậy...
TPO - Muốn giàu có thể chỉ cần vài năm, nhưng để có nếp sống hay ứng xử văn hóa cần có “vốn” hàng mấy thập kỷ học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh. Chưa kể nền giáo dục phải thay đổi cho phù hợp với thời toàn cầu hóa.
TPO - Hành khách không cười, tiếp viên không cười... chuyến bay trở nên sao nhỉ... ( tôi không biết dùng từ gì cho chính xác) ? Chúng tôi không muốn là những người đẹp không biết cười ! Tâm sự của một Tiếp viên hàng không gửi bạn đọc Tiền phong Online.
TPO - Chuyến bay VN831 Hà Nội - Bangkok hôm ấy, được mấy "nàng tiên" áo dài Vietnam Airlines phục vụ làm tôi nhớ đến "cô hàng xóm" của thi sỹ Nguyễn Bính. Không ít chàng rung động, kể cả người viết bài này khi ngắm tà áo bay.