Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú

TPO - Từ khi thành lập, "Đội đặc nhiệm" đã thực hiện gần 3.000 chuyến tuần tra với hơn 9.000 ngày đi bộ vào rừng quốc gia Pù Mát. Đội đã phá được cả chục nghìn bẫy thú, phát hiện và ngăn chặn nhiều người vi phạm.
Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 1

Nhóm tuần tra, bảo vệ rừngVườn quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) thường được nhiều người gọi với cái tên “Đội đặc nhiệm”. Đúng như tên mọi người đặt, nhóm đã liên tục tuần tra để triệt phá, ngăn chặn các đối tượng săn bắt thú, tháo gỡ hàng nghìn chiếc bẫy, nhằm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh và bảo vệ thú rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 2

Vườn quốc gia Pù Mát là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Vườn quốc gia Pù Mát nằm ở sườn phía Đông dãy Trường Sơn, trải dài trên 3 huyện miền núi của tỉnh Nghệ An là: Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương. Theo tiếng của đồng bào dân tộc Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 3Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 4

Vườn quốc gia Pù Mát là rừng đa dạng sinh học, với diện tích vùng lõi rộng hơn 94.000ha và vùng đệm rộng 86.000ha. Không chỉ rộng lớn, đa dạng sinh học, nơi đây từng được mệnh danh là “chốn tiên cảnh” tại mảnh đất miền Trung với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vĩ.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 5

Theo thống kê, Vườn quốc gia Pù Mát có hơn 2.500 loài thực vật thuộc 160 họ và gần 1.000 loài động vật. Đây là một trong những nơi đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm Sao la. Trong rừng cũng có nhiều cây cổ thụ cả chục người ôm mới xuể.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 6Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 7
Những năm trước, tình trạng săn bắn thú rừng trên địa bàn rất nhiều. Để bảo vệ thú rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, "Đội đặc nhiệm" chính thức được ra đời vào tháng 6/2018. “Đội đặc nhiệm” là sự kết hợp giữa lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An) với nhóm bảo vệ rừng chuyên trách (BVRCT) và lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng.
Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 8

Các thành viên trong nhóm hầu hết đều đã tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp. Đặc biệt, các thành viên đều là người có sức khỏe, yêu rừng, yêu động vật và có kỹ năng sinh tồn dài ngày trong rừng sâu.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 9Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 10

Sau khi thành lập, đội liên tục vào rừng tuần tra. Mỗi chuyến tuần tra, đội đi sâu trong rừng từ 10-12 ngày. Mỗi chuyến được chia làm 4 tổ đi 4 hướng. Mỗi tổ gồm 5-7 người (trong đó có 3 thành viên của nhóm BVRCT, 2-3 kiểm lâm và lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng).

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 11

Tuần tra trong rừng, lực lượng phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, thiếu thốn. Ngoài muỗi, vắt, ruồi vàng, họ còn phải đối mặt với thú dữ, rắn độc… Tuy nhiên không quản ngại khó khăn vất vả, "Đội đặc nhiệm" sẽ xoay tua tuần tra liên tục ra vào rừng. Đội này ra khỏi rừng thì có đội khác vào túc trực, tuần tra ngay để trong rừng lúc nào cũng có người.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 12
Mỗi khi có tin báo về từ người dân trong rừng xuất hiện những đối tượng lạ giáp ranh khu vực biên giới có thể là phá rừng, bẫy thú, “Đội đặc nhiệm” lập tức mang đồ lên đường tuần tra ngay. Bởi nếu chậm chân, những đối tượng này có thể gây hại đến rừng, đến những loài thú bên trong.
Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 13Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 14Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 15Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 16

Mỗi chuyến đi tuần tra, đội phải đi từ 10-12 ngày, băng rừng, lội suối, thậm chí là bơi qua khe suối sâu để tuần tra.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 17Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 18

Leo núi với những vách đá dựng đứng hay leo qua những thân cây gỗ trơn trượt để vượt thác.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 19

Vừa đi rừng tuần tra, các thành viên phải liên tục quan sát thật tinh mắt để phát hiện bẫy thú đã được giăng ra để tháo gỡ.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 20Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 21Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 22Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 23

Đi rừng thiếu thốn, họ dùng lá cây làm chiếu trải để ăn cơm. Bữa ăn đôi khi chỉ là cơm trắng với muối lạc.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 24

Thiếu thốn đủ bề, buổi trưa đôi khi nằm ngay trên thân cây, tảng đá để ngủ giữa rừng.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 25

Chỉ đến khi chiều tối về, các thành viên mới chọn vị trí bằng phẳng để dựng lều và mắc võng để ngủ qua đêm.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 26

Theo thống kê, từ khi thành lập đến nay, "Đội đặc nhiệm" này đã thực hiện 2.742 chuyến tuần tra, tương ứng với 9.687 ngày đi bộ trong rừng. Quãng đường đi bộ của cả đội đã lên đến 90.807km.

Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 27Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 28

Trong gần 3.000 chuyến tuần tra, "Đội đặc nhiệm" đã tháo gỡ 15.803 bẫy thú của các đối tượng săn bắt giăng ra; phát hiện hơn 300 động vật bị săn, bắn, vận chuyển; phá hủy hơn 1.150 lán trại của người đi săn trong rừng. Trong những chuyến tuần tra, Đội phát hiện 939 người vi phạm, lập biên bản xử lý 379 người, thu giữ 130 khẩu súng, 41 kích điện.


Theo chân 'đội đặc nhiệm' len lỏi vào vườn quốc gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn săn bắt thú ảnh 29
"Đợt đầu nhiều đối tượng vào rừng săn bắt trái phép nên lực lượng phải làm việc vất vả, tháo bẫy thú rừng nhiều. Giờ chúng tôi tuyên truyền nhiều nên cũng đỡ vất vả. Trước vào rừng là gặp bẫy liên tục. Nhưng giờ vào thì ít bẫy lắm, phải tìm mới thấy được bẫy để tháo", anh Nguyễn Hữu Trung - Nhóm trưởng nhóm bảo vệ rừng chuyên trách, thành viên "Đội đặc nhiệm" nói và cho biết, nhờ tuần tra liên tục, tình trạng bẫy thú, phá rừng đã giảm rất lớn.
Tin liên quan