Thêm một

Thêm một
TP - Lại một mùa thi quốc gia nữa chuẩn bị diễn ra, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội bởi cả nước vừa trải qua một cuộc thử nghiệm quy mô lớn trong mùa thi 2015, khi lần đầu tiên tổ chức thi “ba chung”.

Sự quan tâm dồn cả vào những thay đổi trong mùa thi năm nay kèm theo những kỳ vọng về một mùa thi êm ả hơn.

Điều lo lắng là lại một lần nữa, kỳ thi quốc gia được tổ chức với những “đổi mới” chưa từng được thực hiện trước đây và chắc chắn không ai dám bảo đảm sẽ không có những vấn đề nảy sinh và sự phức tạp của những vấn đề đó ở mức độ nào.

Tuy nhiên, ít nhất thì cho đến thời điểm này, điểm mới quan trọng của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 là thí sinh chỉ phải di chuyển nội tỉnh đã đem lại những tín hiệu tích cực. Thay vì để gần 1 triệu thí sinh và gia đình di chuyển rồng rắn, nay các trường ĐH chủ trì cụm thi ĐH sẽ phải di chuyển nhân lực của mình về các địa phương để tổ chức thi.

Có người nói phương án này thuận lợi cho thí sinh nhưng lại khá vất vả cho các trường ĐH. Tuy nhiên, sự vất vả của một số trường, của một số thầy cô trong mùa thi rõ ràng mang lại lợi ích to lớn cho xã hội: vừa tiết kiệm nhân lực, chi phí vừa giúp kỳ thi quốc gia bớt căng thẳng hơn trước. 

Một số trường đại học tham gia tổ chức kỳ thi quốc gia nói phải “bù lỗ”, kinh phí nhà nước cấp theo quy định không đủ, nhưng xét lợi ích toàn xã hội, một vài tỷ đồng mỗi trường không thấm vào đâu, vả chăng nếu không tổ chức thi “ba chung” thì các trường vẫn phải chi phí cho việc tổ chức thi riêng. 

Trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục và tư duy coi giáo dục, nhất là giáo dục đại học, cũng là một ngành dịch vụ đang được nhiều người nói tới, chuyện các trường bỏ công bỏ sức cho kỳ thi quốc gia cũng là điều hợp lý, cũng như một khoản đầu tư.

Tất nhiên, giải pháp nào cũng có tính hai mặt. Trong phương án thi tại các địa phương, thí sinh chỉ đi lại nội tỉnh, với những tỉnh thành đồng bằng, trung tâm kinh tế thì đơn giản hơn, nhưng những điểm thi ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần có phương án giải quyết. 

Ví dụ cụm thi do một trường đại học tại Hà Nội được giao tổ chức tại Lai Châu, ngoài chuyện đi lại khá vất vả của giáo viên, cán bộ tổ chức và coi thi, còn là những khó khăn trong công tác vận chuyển bài vở của thí sinh về các trường đại học, thường ở thành phố lớn. 

Khó có thể nói mọi rủi ro sẽ được loại trừ và để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, cần có phương án lường trước, xử lý khi rủi ro xảy ra.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.