Có 39 kết quả :

Sân đền Trần chật kín du khách trước giờ phát ấn.

Đi lễ - Thú chơi hay tín ngưỡng?

TP - Mọi tôn giáo khi vào Việt Nam đều có những biến đổi chẳng ít thì nhiều. Thậm chí các tôn giáo đôi khi còn bị/được người Việt hoán cải thành ra một tôn giáo pha trộn khác chưa từng có trên đời. Chẳng biết nên buồn hay vui?
Lễ hội thổi cơm thi

Lễ hội thổi cơm thi

TP - Đến hẹn lại lên, sáng mồng 8 tháng Giêng, người dân làng Thị Cấm, xã Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) lại tề tựu tại sân đình cùng tham gia cuộc thi thổi cơm truyền thống đầu xuân. 
Trăm trai tráng khoe sức mạnh ở hội pháo Đồng Kỵ

Trăm trai tráng khoe sức mạnh ở hội pháo Đồng Kỵ

Gần trăm trai tráng phô diễn sức mạnh trong màn phối hợp rước ông đám ở hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) diễn ra sáng nay, mùng 4 Tết. Họ là những thanh niên tuổi trên 18 tràn đầy sinh lực tượng trưng cho đoàn quân ra trận đánh giặc, trong lễ hội nổi tiếng nhất nhì đất Kinh Bắc mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Dã quỳ bừng nở những ngày cuối tháng 10

Hối hả lên Đà Lạt ngắm dã quỳ

TPO - Không phải là nơi duy nhất để ngắm hoa quỳ, nhưng có điều chắc chắn rằng ở Việt Nam, không nơi nào có những ngọn đồi và cung đường dã quỳ đẹp như Đà Lạt. Những đôi chân ưa xê dịch từ mọi miền đất nước đang hối hả lên cao nguyên khám phá mùa hoa vàng.
Phát lộc - khoảnh khắc vui nhất của cô đồng và khách. Ảnh: Hồng Vĩnh

Đẳng cấp con nhang

TP - Cầu xin trợ giúp từ thánh thần và người âm đã thành thói quen số đông người Việt. Có người tìm đến tín ngưỡng vì hết cách nhưng với không ít tăng lữ và con nhang, mục đích tâm linh bị lu mờ hoặc bị cào bằng với các mục đích khác như hối lộ thánh thần xin tài lộc, đánh bóng danh tiếng, thể hiện đẳng cấp.
Choáng váng với bộ ảnh cổ có giá 31 tỉ đồng

Choáng váng với bộ ảnh cổ có giá 31 tỉ đồng

Bộ ảnh này được thực hiện từ giữa thế kỷ 19, khi nhiếp ảnh vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai. Ngày nay, số lượng ảnh được chụp trong vòng 2 phút còn nhiều hơn tất cả ảnh được chụp trong suốt thế kỷ 19, vì vậy, những bức ảnh cổ luôn có một giá trị đặc biệt.
Chủ tế và chức sắc trong làng hô vang lời thề trong hội minh thề.

Hội thề không tham nhũng

TP - 7 giờ sáng ngày 21/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch), cụ Phạm Đăng Khoa (82 tuổi), “tiên chỉ” của làng Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) đã tất tả ra đền làng. Hôm nay làng mở hội minh thề nên các bậc bô lão như cụ Khoa đều kéo ra sân đền chuẩn bị tổ chức các nghi thức của buổi lễ.
Dân Ném Thượng chém lợn trong nhà kín

Dân Ném Thượng chém lợn trong nhà kín

TPO - Sau lễ rước linh đình, dân làng Ném Thượng đưa hai "ông Ỉn" vào khu vực được quây kín bạt để xuống đao. Màn chém lợn trong lễ hội truyền thống được tiến hành kín đáo, thay vì chém công khai ngoài sân đình như mọi năm.
Đã đến tuổi đi học nhưng Y Lết vẫn chưa được đến trường

'Ốc đảo' giữa đại ngàn

TP - Không giống như trong truyện thần thoại về những miền sơn cước hùng vĩ, thơ mộng, làng Đắk Bối (xã Mường Hoong, Đắk Glei, Kon Tum) được mệnh danh “ốc đảo” giữa đại ngàn. Phải vượt mấy chục quả đồi cao ngất ngưởng, thung lũng sâu hoắm, rồi qua con dốc “tình yêu” mới đến được Đắk Bối.
Hàng trăm người xin lửa, chạy thục mạng cầu may

Hàng trăm người xin lửa, chạy thục mạng cầu may

Lửa của thánh” vừa được đốt lên từ đống hương giữa sân đình, hàng trăm người tay cầm sẵn bó hương chen nhau vào xin lửa. Sau đó, vội chạy thục mạng mang về nhà, thắp nên bàn thờ nhà mình để mong một năm gặp nhiều may mắn. Tục “lấy lửa”  đông nghịt này diễn ra vào tối 11 tháng Giêng hằng năm ở  làng An Định, Nghĩa Lộ, Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội.
Tranh: Lương Xuân Đoàn

Đi lễ chùa đầu xuân

TP - "Như hôm em đi lễ chùa/Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh". Nguyễn Bính lấy cái ăn mặc trang nghiêm, kín đáo, lịch sự của đi lễ chùa để đối lập với cái tân thời rộn ràng của khăn thâm quần lĩnh, của áo cài khuy bấm, mà níu kéo nét chân quê.