Tập đoàn Hòa Bình có động thái mới sau 'cuộc chiến vương quyền'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 22/5, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) công bố nhiều Nghị quyết của Hội đồng quản trị về hàng loạt quyết định mang tính chiến lược để vực dậy công ty, ổn định tình hình kinh doanh.

Tìm thêm nguồn vốn

Cụ thể, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị HBC - đã chỉ đạo mua 75% phần vốn góp của Công ty TNHH Bất động sản Thành Ngân để đạt tỷ lệ sở hữu 100% vốn tại dự án 127 An Dương Vương (phường 10, quận 6, TPHCM) với giá 564 tỷ đồng.

Hòa Bình cũng sẽ phát hành 47 triệu cổ phiếu HBC với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 1,5 lần thị giá trên sàn chứng khoán. Như vậy, tổng số tiền chi cho dự án 127 An Dương Vương (phường 10, quận 6) là 564 tỷ đồng, tương đương với số tiền thu được từ việc phát hành 47 triệu cổ phiếu HBC. Hai cổ đông chiến lược mới đầu tư vào HBC là Phạm Quang Hàng và Mai Hữu Thung sẽ nắm tổng số cổ phiếu đúng bằng số cổ phiếu của ông Lê Viết Hải đang có.

Tập đoàn Hòa Bình có động thái mới sau 'cuộc chiến vương quyền' ảnh 1

Hòa Bình sẽ phát hành 47 triệu cổ phiếu HBC với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 1,5 lần thị giá trên sàn chứng khoán.

Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Bình còn thông qua việc vay ngắn hạn tối đa 2.000 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB. Mục đích vay là bổ sung vốn lưu động, bảo lãnh phục vụ hoạt động kinh doanh. Thời hạn tối đa là 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng phát hành 5 triệu cổ phiếu cho Sanei.

HBC cũng thông qua thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Lê Viết Hải và bà Bùi Ngọc Mai đối với 3 khu đất có tổng diện tích 7.218 m2 tại đường Phan Văn Hớn (phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM) với giá 120 tỷ đồng. Đồng thời, mua lại toàn bộ cổ phần của ông Lê Viết Hải tại Công ty Pax International theo vốn thực góp là 138 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tất cả những giao dịch này, Hòa Bình không sử dụng tiền mặt mà phát hành cổ phiếu và thu hồi những khoản tiền tạm ứng phục vụ cho mục đích kinh doanh của tập đoàn trước đây.

“Với các quyết định có tính chiến lược trên, tập đoàn sẽ sớm ổn định tình hình kinh doanh, vượt qua khó khăn thử thách và nhất định sẽ lấy lại vị thế vốn có của Hòa Bình trong một tương lai không xa”, ông Lê Viết Hải nói.

Định giá lại tài sản

Ông Hải cho biết thêm, trong tổng số 21 vụ kiện về việc chậm thanh toán, 10 vụ kiện đã có phán quyết của tòa án. Tất cả các vụ kiện đã được xử, Hòa Bình đều thắng kiện. Trong đó, số tiền nợ gốc ghi trong sổ sách kế toán là 829 tỷ đồng thì tổng số tiền theo phán quyết bên bị đơn phải trả cho Hòa Bình lên đến 1.223 tỷ đồng, gồm lãi chậm thanh toán và các chi phí phát sinh, tức cao hơn 47,5%. Hiện nay, tổng số tiền đã thu hồi công nợ là 593 tỷ đồng. Số tiền còn lại phải thu từ 10 vụ kiện đã thắng này là 630 tỷ đồng.

Tập đoàn Hòa Bình có động thái mới sau 'cuộc chiến vương quyền' ảnh 2

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sẽ cho đánh giá lại tài sản vì số liệu ghi nhận trong sổ sách kế toán đã lạc hậu.

Trong thời gian tới, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sẽ cho đánh giá lại tài sản vì số liệu ghi nhận trong sổ sách kế toán đã lạc hậu. Ví dụ, căn nhà 235 Võ Thị Sáu (quận 3, TPHCM, trụ sở cũ của Hòa Bình) ghi nhận trong sổ sách chỉ 5,6 tỷ đồng vào năm 2000 bây giờ không dưới 100 tỷ đồng.

Về giá trị còn lại của máy móc thiết bị, Hòa Bình khẳng định là cao hơn rất nhiều so với giá trị ghi trong sổ sách kế toán. Theo báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2022, tổng đầu tư máy móc thiết bị của Hòa Bình là 2.208 tỷ đồng, đã khấu hao 1.305 tỷ đồng và giá trị còn lại chỉ 903 tỷ đồng. Như vậy, giá trị còn lại chỉ tương đương 40% nguyên giá. Trong khi thực tế, hệ dàn giáo toàn bộ bằng sắt tráng kẽm nên không bị rỉ sét và hư hỏng nhiều. Các loại máy cẩu, vận thăng, máy bơm bê tông… đều trong tình trạng hoạt động tốt.

“Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sẽ điều chỉnh vốn chủ sở hữu sau khi phát hành tăng vốn và định giá lại tài sản. Việc điều chỉnh tăng vốn chủ sở hữu này sẽ giúp Hòa Bình đảm bảo hạn mức tín dụng, cải thiện đáng kể năng lực tài chính để vượt qua khó khăn trước mắt về dòng tiền và sẽ giúp thanh toán hết được các công nợ cho các nhà cung cấp và nhà thầu phụ” - ông Hải khẳng định.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.