Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tối 7/9, Hà Nội chính thức khai mạc các hoạt động văn hóa “Tết Trung thu truyền thống năm 2022” tại phố bích họa Phùng Hưng. Đồng thời tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, đình Kim Ngân, 42- 44 Hàng Bạc cũng diễn ra triển lãm sắp đặt không gian gia đình Hà Nội đón Tết Trung thu truyền thống xưa...

Để tạo không khí vui chơi cho các em học sinh, thiếu niên nhân dịp Tết Trung thu truyền thống, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các tổ chức, cá nhân, các nghệ nhân, thợ thủ công trên cả nước tổ chức khai mạc Lễ hội Trung thu Phố cổ năm 2022. Đây là một chuỗi trong nhiều chương trình Trung thu độc đáo, đặc sắc được tái hiện tại các điểm di tích trong lòng Phố cổ.

Phố tranh bích họa Phùng Hưng là một dự án nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc. Từ năm 2017, tại phố bích họa Phùng Hưng đã diễn ra rất nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu quảng bá các sản phẩm làng nghề truyền thống tiêu biểu, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách.

Có thể nói đây là một không gian văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và là tiền đề hình thành tuyến phố Phùng Hưng phát triển theo định hướng dịch vụ, thương mại, du lịch gắn kết với không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội và phố Hàng Mã, chợ hoa Hàng Lược…

Bà Trần Thị Thuý Lan - Phó Trưởng ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cho biết: Đây sẽ là một điểm đến mang lại cho người dân và du khách, đặc biệt là các em nhỏ những trải nghiệm quý giá, góp phần làm phong phú hơn cho các hoạt động Tết trung thu truyền thống tại Khu Phố cổ Hà Nội. Đồng thời, cũng là nơi để các nghệ nhân, thợ thủ công có cơ hội giới thiệu, quảng bá những tinh túy của nghề truyền thống cha ông.

Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ ảnh 1

Các em nhỏ có những trải nghiệm quý giá tại phố bích họa Phùng Hưng

Thông qua hoạt động văn hóa Tết trung thu truyền thống, Ban tổ chức hy vọng sẽ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền, đem đến cho các cháu thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích, thú vị trong dịp Tết Trung thu truyền thống.

Cùng với đó, để thêm phần đa dạng các hoạt động văn tại Phố đi bộ Phùng Hưng, Ban tổ chức còn sắp đặt các gian hàng giới thiệu về đồ chơi, các nghệ nhân và thợ thủ công hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống: Đèn Ông sao, Ông Tiến sĩ, Ông đánh gậy; Đèn kéo quân; Tàu thủy bằng sắt tây; Mặt nạ giấy bồi; Tò he đất; Lẵng con giống bằng Bông; Con giống Tò he; Chuồn chuồn Tre; Diều giấy; Quạt Chàng Sơn; Đồ chơi Trí Uẩn.

Tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm sẽ diễn ra chương trình sắp đặt không gian gia đình Hà Nội đón Tết Trung thu truyền thống xưa: Trưng bày, giới thiệu mâm cỗ Trung thu truyền thống; trang trí đèn Trung thu; trưng bày bộ ảnh Trung thu phố cổ đầu thế kỷ XX của Trung tâm Thông tin Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

Tại đình Kim Ngân, 42- 44 Hàng Bạc sẽ diễn ra triển lãm sắp đặt không gian giới thiệu các sản phẩm đồ chơi truyền thống trong dịp Tết Trung thu. Các nghệ nhân và thợ thủ công giới thiệu cách làm đồ chơi Trung thu truyền thống như: Con giống bột, đèn ông sao…

Thông qua hoạt động văn hóa Tết Trung thu truyền thống, Ban tổ chức hy vọng góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền, đem đến cho các em thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích, thú vị trong dịp Tết Trung thu truyền thống.

Một số hình ảnh trải nghiệm tại đình Kim Ngân và ngôi nhà di sản 87 Mã Mây:

Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ ảnh 2

Các em học sinh chăm chú xem hướng dẫn cách làm đèn ông sao

Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ ảnh 3
Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ ảnh 4
Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ ảnh 5
Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ ảnh 6
Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ ảnh 7
Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ ảnh 8
Tái hiện Tết Trung thu xưa trong phố cổ ảnh 9
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.