TP - Với phương châm “Doanh nghiệp thành công - Đắk Nông phát triển”, thời gian qua, tỉnh Đắk Nông không ngừng cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, cam kết luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh.
TPO - Hiện nay, tại Long An có trên 18.000 doanh nghiệp đang hoạt động với với số vốn đăng ký gần 390.000 tỷ đồng. "Long An mong muốn doanh nghiệp đến với Long An đầu tư như đang về với ngôi nhà của mình, cùng nhau phát triển bền vững và lâu dài" - Chủ tịch UBND tỉnh Long An nói.
TP - Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Hải Phòng đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng công vụ của bộ máy chính quyền. Qua đó, bứt phá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thu hút vốn FDI.
TPO - UBND TPHCM yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện giám sát công chức trong thực thi công vụ, không để công chức có doanh nghiệp “sân sau” hoặc “thân hữu”, gây bất bình đẳng trong giải quyết công việc.
TP - Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy, bên cạnh những địa phương giữ vững hoặc thăng bậc đáng kể vì có nhiều cải thiện về môi trường kinh doanh, cải cách hành chính, có không ít địa phương vẫn giậm chân ở khu vực chót bảng, thậm chí tụt bậc sâu.
TPO - Theo Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TPHCM Phạm Phú Trường, thủ tục hành chính đang là vấn đề lớn mà chủ yếu là từ sự e ngại, dè dặt của cán bộ và sự thiếu nhất quán, thiếu cơ chế giúp cho cán bộ tự tin giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
TPO - Kết quả đánh giá và xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy, trong năm 2022, chỉ số PCI của TPHCM đã tụt 13 bậc, Hà Nội tụt 10 bậc xếp hạng. Trong khi đó, Bắc Giang lần đầu tiên vào top 5 địa phương cao nhất.
TPO - Tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 liên tiếp đạt quán quân của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Các địa phương trong top đầu PCI 2022 gồm: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp.
TPO - Sáng 10/10, tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2022-2027, anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát biểu định hướng, chỉ đạo và gợi mở các nhiệm vụ cho tuổi trẻ Bà Rịa-Vũng Tàu trong nhiệm kỳ mới.
TPO - Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện tập trung quyết liệt khắc phục các chỉ số thành phần giảm hạng đáng kể và các chỉ số rơi vào nhóm có xếp hạng rất thấp . Trong đó có các chỉ số "tụt hạng" đáng kể như: "Tính minh bạch và tiếp cận thông tin" ; " Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất" ...
Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam năm 2021 (PCI 2021) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố, điện năng tiếp tục có điểm số cao nhất trong các lĩnh vực hạ tầng.
Ngày 27/4, tại TP Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021. Quảng Ninh tiếp tục là địa phương 5 liên tiếp dẫn đầu và nhận Cúp quán quân trong bảng xếp hạng danh giá này.
TP - Dù môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện nhưng tình trạng tham nhũng vặt, phí bôi trơn khi thực hiện thủ tục hành chính vẫn là những vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp (DN). Ở địa phương, tình trạng ưu ái cho DN “sân sau” vẫn nhức nhối.
TPO - Giai đoạn 2016- 2020, thứ hạng PCI của Vĩnh Phúc liên tục có sự sụt giảm, từ vị trí thứ 9/63 (năm 2016) xuống vị trí 29/63. Sau 5 năm (2016-2021), Vĩnh Phúc đã trở lại top 10 cả nước, cao hơn so với kế hoạch đề ra là phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025 đưa Vĩnh Phúc nằm trong top 15.
TPO - Tỉnh Quảng Ninh lần thứ 5 liên tiếp đạt “ngôi vương” của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Các địa phương trong top đầu PCI 2021 gồm: Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Nội. Trong đó, nhiều địa phương với nhiều nỗ lực đã lần đầu tiên lọt Top 10 PCI.
TP - Bộ chỉ số PCI 2020 được Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) công bố ngày 15/4 cho thấy, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh và môi trường kinh doanh tại Việt Nam cải thiện dần theo từng năm.
TPO - Với giới trẻ khởi nghiệp Đồng Tháp, đứng thứ 2 PCI cả nước là một kết quả đáng tự hào và là niềm tin, động lực cho cả lãnh đạo và người dân. Đồng thời, "các bạn khởi nghiệp không bao giờ phải đi một mình, là nơi được lắng nghe, quan tâm, tin tưởng và được tạo nhiều cơ hội tốt nhất để hoàn thiện những ý tưởng của mình, đóng góp cho xã hội."
TPO - Dọc mùng sấy khô thành đặc sản nơi phố thị, "hét giá" 300.000 đồng/kg. Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng PCI năm thứ tư liên tiếp. Argentina tiếp tục dẫn đầu thế giới về xuất khẩu bột đậu tương.
TPO - Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An và Bình Dương lần lượt là các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế được đánh giá cao nhất trong Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020.
TPO - Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho rằng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã làm nên thương hiệu, sự khác biệt của Quảng Ninh trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, thúc đẩy các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân.
TPO - Quảng Ninh tiếp tục năm thứ 3 liên tiếp giữ vị trí “ngôi vương” trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh canh cấp tỉnh 2019 (PCI 2019), tiếp đó là các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, và Bắc Ninh. Vẫn có tới trên 50% số doanh nghiệp phản ánh phải trả các chi phí không chính thức.
TPO - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng tiếp tục có điểm số trung bình của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cao nhất cả nước, như một điển hình với hình ảnh chính quyền năng động, điểm sáng về cải cách chất lượng điều hành và cải thiện môi trường kinh doanh.
TPO - Trong năm 2019, Hà Nội xác định tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh. Mục tiêu thu hút FDI năm 2019 đạt trên 5 tỷ USD và tỷ lệ giải ngân đạt trên 2,3 tỷ USD.
TP - Từ tỉnh có điểm số thấp trong bảng xếp hạng PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), Quảng Ninh đã làm gì để bứt phá “thần kỳ” và liên tục trong 2 năm giành ngôi vị quán quân?
TP - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI của Đắk Nông năm 2018 đạt 58,16 điểm, tiếp tục đứng “bét bảng” trong 2 năm liên tiếp. Trong những năm qua, dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực để cải thiện thủ tục hành chính, cơ chế chính sách nhưng vẫn chưa tạo được môi trường đầu tư thông thoáng cho các DN.
TPO - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)-ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, với lần đầu tiên lọt vào top 10 cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018, Hà Nội đã vượt qua khỏi nỗi ám ảnh “Hà Nội không vội được đâu” để tiến lên phía trước.
TPO - Quảng Ninh năm thứ hai liên tiêp tiếp tục dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018 (CPI), trong khi đó Hà Nội lần đầu tiên lọt vào top 10 CPI trong 14 năm qua, kể từ khi chỉ số này ra đời.
TPO - Có tới 55% doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) cho biết “tương đối khó” và 19% đánh giá là “khó” để tuyển được các cán bộ kỹ thuật có tay nghề. Trong khi đó, chi phí bỏ ra đào tạo lại lao động ngày càng tăng khiến DN nản lòng trước thực trạng lực lượng lao động của Việt Nam.
TP - Các tỉnh Tây Nguyên dù đã có nỗ lực để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhưng tới nay vẫn nằm trong nhóm PCI thấp. Kém nhất trong 5 tỉnh là Đắk Nông với vị trí thứ 3 tính từ dưới lên.
TP - Ngày 27/6, giải đáp những lo lắng của các đại biểu về việc liệu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội có lọt được vào top 10 trong 5 năm tới hay không, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, đây là chỉ tiêu hoàn toàn trong tầm tay nếu thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp đồng bộ đã đề ra.