Vĩnh Phúc lần đầu lọt Top 5 bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Giai đoạn 2016- 2020, thứ hạng PCI của Vĩnh Phúc liên tục có sự sụt giảm, từ vị trí thứ 9/63 (năm 2016) xuống vị trí 29/63. Sau 5 năm (2016-2021), Vĩnh Phúc đã trở lại top 10 cả nước, cao hơn so với kế hoạch đề ra là phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025 đưa Vĩnh Phúc nằm trong top 15.

Sáng 27/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 dựa trên khảo sát từ 11.312 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có hơn 10.120 doanh nghiệp tư nhân và 1.185 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2021 điểm tên các địa phương nằm trong top 10 của cả nước bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh, Thừa Thiên- Huế, Bà Rịa- Vũng Tàu và Hà Nội.

Sau nhiều năm nằm ngoài top 10 thì năm 2021 Vĩnh Phúc đã trở lại với vị trí cùng các địa phương top đầu của cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó, một số chỉ số thành phần của tỉnh Vĩnh Phúc đạt thứ hạng cao, như: Chi phí thời gian (8,46); Chi phí không chính thức (8,05); Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (7,78)…

Vĩnh Phúc lần đầu lọt Top 5 bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ảnh 1

Bảng xếp hạng PCI năm 2021

Theo thống kê, giai đoạn 2016- 2020, thứ hạng PCI của Vĩnh Phúc liên tục có sự sụt giảm, từ vị trí thứ 9/63 (năm 2016) xuống vị trí 29/63. Sau 5 năm (2016- 2021), Vĩnh Phúc đã trở lại top 10 cả nước, cao hơn so với kế hoạch đề ra là phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025 đưa Vĩnh Phúc nằm trong top 15 tỉnh.

Báo cáo PCI 2021 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần hơn 10.000 doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và hàng nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại các địa phương trên khắp cả nước.

Chỉ số PCI là tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index) – Chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Được xây dựng từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam hiện nay, chỉ số PCI chính là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Tính lũy kế đến hết năm 2021, Vĩnh Phúc có 429 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỉ USD đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó nổi bật là các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… Các dự án FDI vào Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo như công nghiệp điện tử, ôtô, xe máy…

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.