TP - Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.
TPO - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”, chị Võ Lê Yến Trân chia sẻ.
TPO - Tuổi trẻ Đồn Biên phòng Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) với khí thế, quyết tâm phát huy sức trẻ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, tích cực phối hợp tuần tra bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống nơi địa đầu Tổ quốc.
TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
TP - Để an ninh trật tự ở địa phương luôn ổn định, tư tưởng chính trị của người dân vững vàng, các già làng, người có uy tín chẳng nhớ nổi mình đã dừng chân trước bao ngôi nhà, vận động thuyết phục với bao nhiêu người. Chỉ biết rằng, những nơi họ đến, hủ tục, đói nghèo dần được đẩy lùi, bà con chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế.
TPO - Những hủ tục như bắt vợ, ma chay, cúng lễ... tại các bản miền núi được thể hiện rõ nét thông qua những tập phim "Cuộc chiến không giới tuyến". Đảm nhận vai nữ y tá ở bản vùng cao, diễn viên Thu Quỳnh thừa nhận để hiện những phân cảnh mạnh mẽ, đứng lên bảo vệ phụ nữ và trẻ em bản làng "không dễ".
TPO - Chiều 5/9, Trung tâm phim truyền hình (VFC) – Đài truyền hình Việt Nam tổ chức buổi họp báo ra mắt phim "Cuộc chiến không giới tuyến". Bộ phim miêu tả chân thực chân dung người lính biên phòng trong đời sống rèn luyện và chiến đấu. Đó là những người đã coi biên giới là ngôi nhà thứ 2, là nơi họ muốn căng mình bảo vệ, đấu tranh với kẻ thù, đấu tranh với nhau để tìm được con đường hành động tốt nhất.
TP - Từng làm Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Nông, ông Y Thịnh Bon Jôc Ju (người M’nông) luôn đau đáu về cội nguồn dân tộc, cũng như muốn tìm rõ nguyên nhân vì sao bà con còn nghèo, lạc hậu. Ông Thịnh cho rằng, một trong những căn nguyên là do phong tục lạc hậu, tín ngưỡng đa thần mù quáng…
TPO - Bắt vợ là một trong những phong tục giàu bản sắc của đồng bào Mông. Tuy nhiên, phong tục này thường gắn liền với tình trạng tảo hôn nên việc thay đổi, cải tiến là rất cần thiết. Với sự vào cuộc của nhiều cá nhân, tổ chức, tục bắt vợ đã có nhiều thay đổi tích cực. Chuyện ghi tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La - một địa bàn đông người Mông sinh sống.
TP - Tổ chức giao lưu, liên hoan văn nghệ, thậm chí đưa và canh các thanh niên người Chứt đi … tán tỉnh bạn tình là những việc làm của bộ đội Biên phòng ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Nhờ những cuộc xe duyên đó, ngày càng có nhiều đứa trẻ được sinh ra không cận huyết thống.
TP - Nhiều năm qua, bằng sức trẻ và nhiệt huyết cống hiến, lực lượng trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) ở Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 337 thuộc Quân khu 4, đã góp phần thay đổi diện mạo các bản làng biên giới và để lại dấu ấn tốt đẹp.
TPO - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định 385/QĐ-UBND công bố danh mục 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp cần tuyên truyền, vận động nhân dân từng bước xóa bỏ.
TP - Bao đời nay, hủ tục hôn nhân cận huyết như một cơn mê bủa vây bao thân phận đồng bào dân tộc thiểu số nơi buôn làng sâu thẳm giữa đại ngàn. Cha mẹ của những cặp vợ chồng từ chỗ là anh em ruột bỗng trở thành thông gia. Họ chọn hôn nhân cận huyết như một cứu cánh để bảo vệ của cải cho dòng họ, không bị thất thoát ra ngoài.
TP - Tảo hôn, hôn nhân cận huyết đang gióng lên hồi chuông báo động, ở các buôn làng sâu xa nơi đại ngàn Tây Nguyên tình trạng này vẫn còn phổ biến. Những cuộc hôn nhân sớm nở, tối tàn để lại nhiều hậu quả và bị kịch gia đình. Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng xem ra cuộc chiến với hủ tục nơi đại ngàn vẫn gian nan và trường kì.
TPO - Sau nhiều năm vận động bà con, đấu tranh với hủ tục lập mộ nổi, dần dà những mộ phần lộ thiên trên địa bàn huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã được thay thế bằng nghĩa trang đời sống mới, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và loại bỏ nguy cơ làm lây lan dịch bệnh tại địa phương.
TPO - Trước tình trạng những hủ tục lạc hậu trong cưới xin tồn tại dai dẳng trong các buôn làng, đẩy không biết bao nhiêu nam nữ thanh niên vào bi kịch, Hội phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã có những biện pháp giúp nhiều đôi trai gái.
TPO - Bộ tộc Dani sống ở thung lũng Baliem ở Tây Papua, Indonesia được coi là bộ tộc ở trần hoang dã nhất hành tinh. Ở bộ tộc này còn tồn tại nhiều tục lệ, trong đó phải kể tới hủ tục chặt ngón tay để tưởng nhớ người thân đã khuất.
TPO - Từ việc người chết để lâu ngày rồi quàng vào gốc cây, hang đá đến nay đã được đưa vào quan tài chôn cất, là hành trình tưởng đơn giản nhưng vô cùng gian nan ở các bản đồng bào người Mông sinh sống tại huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
TP - Để khắc phục tình trạng khó khăn trong việc lấy vợ của những đàn ông quá lứa ở vùng nông thôn, một địa phương ở Trung Quốc (huyện Tương Âm, tỉnh Hồ Nam) đã đề ra chủ trương “khuyến khích phụ nữ trẻ nông thôn ở lại quê lấy chồng”.
TP - Những năm gần đây, khi công nghệ cùng theo nó là mạng xã hội khi tràn về buôn làng khiến nhiều thiếu nữ náo nức hơn trong ý tưởng tự tạo cuộc hành trình tìm miền đất hứa. Những hình ảnh trên thế giới ảo vẫy gọi họ đổi đời với khát khao thoát khỏi nương rẫy và hủ tục dựng vợ, gả chồng…
TP - Cuộc sống bà con ở các buôn làng vùng sâu xa của tỉnh Ðắk Lắk bây giờ đã có nhiều khởi sắc, song bóng đen hủ tục của nạn tảo hôn, đông con vẫn còn hiện hữu. Những cô gái chưa kịp lớn đã tay bồng tay bế con thơ khiến họ cứ mải miết bơi trong vòng luẩn quẩn đói nghèo - đông con - đói nghèo.
TP - Sùng Phà Sủi, người Phù Lá, sinh ra và lớn lên ở xã Nậm Mòn, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đến tuổi dựng vợ gả chồng, Sủi theo người ta về thôn Tống Thượng, xã Nậm Đét làm dâu.
TP - Nỗi ám ảnh về những xác chết dựng giữa nhà bón cơm cả tuần trời dần biến mất. Và ít ai có thể tin rằng, một số thầy cúng, tác giả của hủ tục ấy, lại trở thành người đi tiên phong.
TP - Chính quyền Pakistan mới đây chính thức đưa hành vi “giết người vì danh dự” vào luật. Đây được cho là một cuộc cách mạng dành cho nữ giới ở đất nước Hồi giáo này khi nhiều phụ nữ có nguy cơ bị giết chết bởi chính những người thân trong gia đình. Năm ngoái, hơn 1.000 phụ nữ là nạn nhân của “giết người vì danh dự”.
TPO - Nhà chức trách Ai Cập đang tiến hành điều tra vụ việc thiếu nữ 17 tuổi tử vong trong lúc phẫu thuật cắt xén bộ phận sinh dục, hành vi bị cấm ở quốc gia này, tại một bệnh viện tư nhân.