Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên

0:00 / 0:00
0:00
Nhà mồ của người bản địa Tây Nguyên
Nhà mồ của người bản địa Tây Nguyên
TPO - Sau nhiều năm vận động bà con, đấu tranh với hủ tục lập mộ nổi, dần dà những mộ phần lộ thiên trên địa bàn huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã được thay thế bằng nghĩa trang đời sống mới, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và loại bỏ nguy cơ làm lây lan dịch bệnh tại địa phương. 

Già Ya Yẻo (xã Tà Năng) hào hứng đưa chúng tôi đi viếng nghĩa trang của những dòng họ lớn như Ma U, Nắc Ra Na… Nhiều mộ được xây dựng khá khang trang. Riêng mộ phần của những người vừa chết được che bằng tôn, chờ sau khi làm lễ bỏ mả sẽ xây kiên cố.

Già phấn khởi nói bây giờ người Chu Ru đã quen với việc địa táng chứ không đưa quan tài vào mộ nổi. Thấy tôi nhìn về hướng những ngôi nhà nhỏ vách gỗ, mái lá nằm lẩn khuất trong rừng với ánh mắt dò hỏi, già nói ngay: "Đó chỉ là nơi cất giữ tài sản mà người sống chia cho người chết chứ không chứa hài cốt như trước".

Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên ảnh 1

Nghĩa trang đời sống mới của người Chu Ru

Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên ảnh 2

Lợp tôn che tạm, chờ làm lễ bỏ mả rồi mới xây mộ

Còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, một người dân đã đưa chúng tôi đi xem ngôi mộ nổi của một dòng họ trong cánh rừng ở lưng chừng đồi. Mộ có hình dáng tựa như chòi canh lúa, diện tích 9-12m2, vách ván, lợp tranh, 4 góc là 4 cột gỗ được đẽo gọt, trang trí bằng hoa văn. Tường nhà rêu mốc, mái mục nát hở cả vòm mái.

Đồng bào còn có tục hỏi nguyên nhân cái chết. Sau khi liệm, người ta đặt một ống hồ lô có đục lỗ dưới hòm. Các vị chức sắc trong họ và thân nhân người xấu số đứng cách hòm 3-4m phóng lao vào lỗ và hỏi: “Vì sao mày chết? Có phải do tranh chấp, thù hằn...”. Khi nào cây lao trúng đích thì nguyên nhân mới được xác định(?) Nhiều cái chết rành rành do bệnh tật song vì tập tục này mà phát sinh mâu thuẫn trong dòng họ, buôn làng.

Khi leo lên cây nhìn xuống, tôi thấy hơn chục chiếc quan tài chất chồng lên nhau, có cái đã mủn, sụp sâu trong lớp đất xám đen. Những chiếc khác, ván bắt đầu mục, lộ hài cốt. Nghĩ đến chuyện người chết ở cạnh người sống, tôi không khỏi rùng mình.

Thi hài phân hủy lộ thiên có nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường. Khi có gió lớn, mùi tử khí lan đến tận khu dân cư bởi chỉ cách mộ nổi từ 500-900m.

Rời ngôi mộ lộ thiên, tôi liền tìm gặp ông K’Tem, Chủ tịch UBND xã Tà Năng lúc bấy giờ. Ông từ tốn bảo: "Chúng tôi đã nắm rõ hủ tục này, đang quyết liệt vận động dân làng xóa bỏ. Trước đó, khi triển khai phòng chống sốt rét, thổ tả tại các ổ dịch ở Tà Năng, cán bộ y tế đã phát hiện, báo cáo với chính quyền về mối nguy cơ của mộ nổi".

Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên ảnh 3

Nghĩa trang đời sống mới

Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên ảnh 4

Mộ phần lộ thiên cũ

Trước tình hình đó và thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, xã Tà Năng quyết liệt loại bỏ mộ nổi.

“Ban đầu cũng gay go lắm! Ngay trong đội ngũ cán bộ cũng có ý kiến phản đối vì cho rằng đi ngược với tập tục của ông bà, trái ý hồn ma sẽ bị họa cháy nhà, dịch bệnh. Một số phần tử quá khích còn dọa đánh người thi hành công vụ”, Chủ tịch UBND xã Tà Năng chia sẻ.

Theo ông K’Tem, cùng với việc tuyên truyền vận động người dân bỏ hủ tục đưa người chết vào những ngôi mộ nổi, xã quy hoạch đất để xây khu nghĩa trang đời sống mới.

Tại đây, quan tài được chôn sâu xuống đất, bên trên người ta dựng ngôi nhà hệt như nhà mồ truyền thống song được thu nhỏ lại. Xung quanh mộ đặt một số chiêng, ché, bát đĩa, sừng trâu… Đây là những tài sản mà người sống chia cho người chết theo phong tục lâu đời.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.