Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 1
Nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại TPHCM và các tỉnh lân cận diện những bộ trang phục truyền thống tham gia rước y, dâng lễ.
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 2Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 3Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 4Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 5
Lễ Khatina là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất của hệ phái Phật giáo Nam tông. Hằng năm, trong khoảng thời gian từ 15/9 đến 15/10 âm lịch, bà con người Khmer Nam Bộ rộn ràng tổ chức lễ Kathina.
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 6Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 7Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 8Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 9
Lễ Kathina là nghi lễ mang đậm văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, được tổ chức nhằm cầu cho phum sóc yên ấm, gia đình bình an, cầu mưa thuận gió hòa và thành kính dâng cà sa, các vật dụng dành cho chư tăng. Ngoài ra, Lễ Kathina vừa thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo không khí vui tươi cho phật tử, cho phum, sóc.
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 10
Chị Thi Thị Liên: "Vào những dịp như thế này, chúng tôi được thể hiện sự tôn kính của bản thân hướng về chư phật, chư pháp, chư tăng".
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 11
Phật tử Diệu Tâm dẫn kiệu rước y.
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 12Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 13
"Với tấm lòng mộ đạo, tôn kính Phật, Pháp, Tăng, tôi đăng ký mặc áo tầm vông và khoác khăn sbay (một loại khăn lụa mềm mại được cuốn chéo từ vai trái xuống sườn phải) để được trở thành một cô gái Khmer trong buổi lễ", bạn Thảo, nhân viên của KDL Suối Tiên chia sẻ.
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 14
Cà sa là biểu tượng của đạo pháp, của nhà tu hành. Cà sa còn tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả, đức độ và thiêng liêng nhất nên được tứ chúng phật tử tôn xưng và kính ngưỡng.
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 15Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 16Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 17Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 18
Theo BTC, các vị đại tăng sẽ chứng minh cho tấm lòng thành dâng y, dâng lễ cúng dường của các Phật tử.
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 19Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 20Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 21Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y ảnh 22
"Sau ba tháng an cư, một vị sư tu tập được nhiều thành quả nhất, được chọn để nhận y từ Phật tử. Thực hành lễ thọ y, vị tăng được chọn sẽ trải qua nhiều nghi thức và viết lên y bài chú nguyện. Sau đó, các vị cao tăng sẽ ban phúc lành cho Phật tử", đại diện BTC chia sẻ.

Lễ dâng y Kathina là nghi lễ quan trọng gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo Nam tông, mang thông điệp về sự chia sẻ trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Sự cho đi ở đây, không phải là bố thí, mà là tấm lòng hướng thiện của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, đồng lòng cùng các chư tăng gắn kết cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp tại các phum sóc. Đây cũng là dịp, các Phật tử cùng nhau thực hiện các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội vừa tạo không khí vui tươi, đoàn kết giữa các phum, sóc với nhau.

Lễ dâng y Kathina thường diễn ra trong 2 ngày. Ngày đầu tiên, dân làng tổ chức cho các đoàn Phật tử đi quyên góp tịnh tài để mua vật phẩm dâng đến chư tăng. Những đóng góp này không mang tính bắt buộc mà sẽ tùy vào lòng hảo tâm của mỗi gia đình. Nhưng khi hỗ trợ như thế thì các chư tăng cũng đáp lễ là đến tụng kinh, cầu an cho gia đình.

Ngày thứ hai náo nhiệt hơn vì các Phật tử từ nhiều nơi hội tụ về. Khi bước vào chính điện, bạn sẽ thấy nhiều Phật tử dâng cúng trai tăng tứ vật dụng như: Thực phẩm, y phục, thảm ngồi thiền, thuốc men, bát và nhất là y báu Kathina. Các Phật tử quan niệm cúng dường tại thời điểm này sẽ đem lại nhiều phước lành do uy đức của những chư tăng an cư trong 3 tháng.

Lễ dâng y Kathina là dịp để người dân, cộng đồng tổ chức quyên góp tu sửa trường học, nhà tăng, nhà hội, đường sá,... Những hoạt động diễn ra trước, trong và sau đó đều hướng đến mục đích cao cả hơn chính là ý thức xây dựng cộng đồng.

Để gia tăng sự long trọng, trang nghiêm, chính quyền địa phương còn hỗ trợ cho nhiều ngôi chùa tổ chức những hoạt động, trò chơi dân gian như hát dù kê, biểu diễn nghệ thuật... Đây còn là dịp để bà con bảo tồn những sắc màu truyền thống, văn hóa dân gian của đồng bào Khmer như: Múa trống Sadăm, Chằn, chúc phúc, nhạc ngũ âm.…

Tin liên quan