Tác giả 'Giết con chim nhại' lại đi kiện

Tác giả cuốn “Giết con chim nhại” lừng danh
Tác giả cuốn “Giết con chim nhại” lừng danh
TP - Sau vụ kiện đòi lại bản quyền, giờ nhà văn Mỹ 87 tuổi Harper Lee lại đâm đơn kiện bảo tàng quê nhà vì khai thác danh tiếng của Giết con chim nhại.

> Đoán tính cách qua ‘Like’ của Facebook
> Tự hào làm phim 3D về Đại tướng

Tuần trước, luật sư đại diện tác giả Giết con chim nhại (To kill a mockingbird) gửi đơn kiện bảo tàng Monroe County Heritage thu lợi nhuận bất hợp pháp từ sách của bà. Theo hồ sơ Harper Lee cung cấp, bảo tàng thu 500 ngàn USD năm 2011 nhờ bán các món đồ trong đó có tạp dề, khăn ăn, quần áo và đế lót ly có in tên cuốn sách.

Trang web của bảo tàng cũng đặt tên là To Kill a Mockingbird. Bảo tàng xây dựng 25 năm nay đặt ở Monroeville (tiểu bang Alabama), đón hàng nghìn người hâm mộ mỗi năm.

Nhà văn nói thị trấn hư cấu Maycomb trong sách lấy cảm hứng từ thị trấn nhỏ quê hương Monroeville. Trong khuôn viên bảo tàng có tòa án cũ vốn là hình mẫu cho phòng xử án trong phiên bản điện ảnh năm 1962 của Giết con chim nhại-phim mang về cho nam diễn viên Gregory Peck giải Oscar nam chính xuất sắc.

Luật sư đại diện cho bảo tàng nói rằng, năm qua bảo tàng chỉ thu 28,5 ngàn USD từ việc bán đồ lưu niệm. “Từng đồng xu thu được đều được dùng cho sứ mệnh giáo dục và bảo tồn vùng đất lịch sử này. Thật ngạc nhiên khi bà Lee lại muốn chia sẻ quyền lợi từ bảo tàng-lợi nhuận vốn dùng để gìn giữ và phát huy những gì bà đã cống hiến cho cộng đồng”, ông nói.

Vụ kiện diễn ra sau khi nhà văn đăng ký kinh doanh thương hiệu tên cuốn sách trên sản phẩm quần áo. Nhiều khả năng bảo tàng sẽ bị cáo buộc thiếu trung thực vì che giấu thông tin, thậm chí bị buộc ngừng bán đồ lưu niệm. Trước đó có vụ kiện khác giữa nhà văn và bảo tàng khi họ bán cuốn sách nấu ăn Calpurnia’s Cook book- đặt tên theo nhân vật trong Giết con chim nhại. Cuốn sách cuối cùng bị thu hồi.

Tiểu thuyết về nạn phân biệt chủng tộc và bất công ở thị trấn nhỏ nước Mỹ những nămA 1930, từng bán hơn 30 triệu bản, dịch ra hơn 25 thứ tiếng, giúp bà đoạt giải Pulitzer một năm sau khi nó ra đời, 1960. Đây là tiểu thuyết duy nhất của bà. Hai năm trước bà phá vỡ im lặng, lên tiếng lí giải vì sức ép thành công quá lớn của Giết con chim nhại, nên không thể tiếp tục văn nghiệp.

Tháng trước, Harper Lee cũng theo vụ kiện người đại diện cũ Samuel Pinkus. Người này lợi dụng tình hình sức khỏe, lừa bà ký vào hợp đồng bán bản quyền sách năm 2007. Cuối cùng bà được trả lại quyền sở hữu.

Harper Lee bị đột quỵ, hiện sống rất lặng lẽ trong viện dưỡng lão ở Monroeville. Vài năm trước, trong cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi với New York Times, bà nói rất vui khi độc giả trẻ vẫn thích thú với cuốn sách của mình: “Họ luôn tìm được điều mới mẻ trong sách. Và cách họ liên hệ với cuộc sống hiện giờ rất đáng kinh ngạc”.

HẢI TRUNG
Theo Metro, Jezebel

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…