Đây là hai thị trường nằm trong top 5 khách quốc tế đến Đà Nẵng, gồm: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ.
Khách Ấn Độ đến tham dự đám cưới tại Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Hiền. |
So với thời điểm năm 2019, tỷ lệ khách Trung Quốc đến Đà Nẵng giảm 13,6%. Bù đắp sự sụt giảm này là sự tăng trưởng của một số thị trường như Đài Loan tăng 8,1%, Ấn Độ tăng 4,2%, Úc tăng 1,1%, Nga tăng 1,4%. Đặc biệt, riêng thị trường Ấn Độ, trong 9 tháng đầu năm nay thành phố đón hơn 151.000 lượt khách, chiếm 43% trong tổng số du khách Ấn Độ đến Việt Nam, tăng trưởng 125% so với cùng kỳ năm 2023.
“Trong năm 2025, thành phố dự kiến khôi phục lại các đường bay đến Ấn Độ gồm New Delhi, Mumbai; đường bay đến Trung Quốc gồm Thành Đô, Hàng Châu, Quảng Châu). Ngoài ra còn có thêm tuyến Nagoya, Osaka (Nhật Bản), Thành phố cũng xúc tiến mở các đường bay Úc, Indonesia… đến Đà Nẵng”, bà Nguyễn Thị Hoài An - Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng - cho biết.
Bà An cho biết thêm, Đà Nẵng định hướng cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế năm 2025: Hàn Quốc 35%; Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Ma Cau (Trung Quốc) 12%; Đài Loan (Trung Quốc) 10%; Nhật Bản 5%; Đông Nam Á 20%; Ấn Độ 8% và các thị trường tiềm năng khác chiếm 10%.
Trung Quốc là một trong những thị trường quốc tế lớn của Đà Nẵng. |
Theo các đơn vị lữ hành, Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường cực kỳ tiềm năng. Du khách Trung Quốc chịu chi cho ăn uống, mua sắm, trải nghiệm thì người Ấn Độ lại chuộng những tour du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch cưới với chi phí cực khủng. Từ đầu năm đến nay, Đà Nẵng đón gần 20 đoàn khách MICE từ Ấn Độ và nhiều đám cưới xa hoa từ các cặp đôi tỷ phú với lượng khách trên dưới 500 người.
Hiện Đà Nẵng có 5 đường bay nội địa và 15 đường bay quốc tế với tần suất trung bình 115 chuyến/ngày. Cuối tháng 10 này sẽ khai trương đường bay Amedabad (Ấn Độ), cuối tháng 12 kết nối đường bay từ Jakarta (Indonesia).