Quên Su-57, ‘siêu tiêm kích’ sắp ra đời mới là chiến đấu nguy hiểm nhất của Nga

MiG-41 (trên) và Su-57
MiG-41 (trên) và Su-57
TPO - Đi vào hoạt động từ tháng 12/2020, tiêm kích thế hệ tiếp theo Su-57 của Nga hứa hẹn sẽ là một trong những chiếc chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới tích hợp công nghệ thế hệ thứ sáu.

Một số cải tiến trong thiết kế sắp tới sẽ đưa dòng máy bay này lên tiêu chuẩn thế hệ thứ sáu bao gồm tích hợp động cơ Saturn 30 - được cho là mạnh nhất nếu so với bất kỳ động cơ dùng cho tiêm kích nào trên thế giới – cộng thêm vũ khí laser, trí thông minh nhân tạo (AI) và bên cạnh đó là  “đồng đội bay biên đội trung thành”- máy bay không người lái tàng hình Okhotnik.

Trong khi Su-57 là một đối thủ ngang hàng nguy hiểm tiềm ẩn thách thức đối với các tiêm kích thế hệ thứ sáu sắp tới của NATO như FX của Mỹ và Tempest của Anh, Nga đã đồng thời phát triển một máy bay thế hệ thứ sáu khác chuyên dùng trong không chiến, hứa hẹn sẽ cao cấp hơn đáng kể - tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-41.

Trong khi Su-57 và các phiên bản tương lai dự kiến được phát triển thành tiêm kích hạng nặng và dự kiến sẽ thay thế phần lớn phi đội máy bay họ Flanker thế hệ thứ tư của Không quân Nga như Su-27, Su-30, Su-33 và Su- 35, MiG-41 được thiết kế để thay thế hoàn toàn thiết kế thế hệ thứ tư cao cấp hơn và có khả năng hơn - MiG-31 Foxhound.

Cho đến khi Su-57 được đưa vào trang bị vào năm 2020, MiG-31 Foxhound ở phiên bản hiện đại nhất là BSM được coi là máy bay có năng lực nhất trong Không quân Nga về khả năng không chiến. Đây là danh hiệu mà Foxhound đã giữ trong gần 40 năm kể từ năm 1981 khi chúng lần đầu tiên đi vào hoạt động, là tiêm kích  đánh chặn hạng nặng đầu tiên có khả năng bay siêu âm, là chiếc đầu tiên tích hợp radar mảng pha và cho đến ngày nay vẫn là loại nhanh nhất trong thế hệ của chúng.

Hiệu suất của MiG-31 trong chiến đấu ngoài tầm nhìn chỉ bị thách thức nghiêm trọng trong Không quân Nga khi có sự xuất hiện của Su-35 Flanker - một tiêm kích tiền thân tiên tiến của Su-57, chỉ mới bắt đầu tham gia phi đội năm 2014. Mặc dù Foxhound đã trải qua một số lẫn nâng cấp đáng kể theo thời gian phục vụ, kế hoạch cải tiến thiết kế căn bản hơn trong chương trình MiG-31M đã bị hủy bỏ vào năm 1994 do kinh tế Nga thời hậu Xô Viết suy giảm.

Tuy nhiên, những cải tiến đối với MiG-31 vẫn rất đáng kể, bao gồm radar Zaslon-M, tên lửa không đối không R-37, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kinzhal, tên lửa chống vệ tinh, hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống điện tử hàng không mới. Những điều này mang lại cho MiG-31 một lợi thế so với các thiết kế thế hệ thứ tư khác của Nga trong không chiến, thậm chí còn hơn nữa trong chiến tranh không gian với vai trò chống vận chuyển và tấn công.

Vì vậy chiếc MiG-41 sắp tới được phát triển để thay thế MiG-31 Foxhound dự kiến sẽ là một chiếc tiêm kích đánh chặn cao cấp hơn và nguy hiểm hơn máy bay kế nhiệm dòng Flanker là Su-57. Không giống như Su-57, đang được xuất khẩu và được cho là đã có ít nhất một hợp đồng mua bán ở nước ngoài, MiG-41 dự kiến sẽ không được bán rộng rãi ở nước ngoài. Do đó, chương trình càng bí mật hơn với tương đối ít chi tiết liên quan đến chiếc máy bay thế hệ thứ sáu mới được tiết lộ.

Trong khi MiG-31 là máy bay nặng nhất được chế tạo với vai trò không chiến được phục vụ ở Nga hoặc các nước khác, và cũng là tiên kích nhanh nhất với radar lớn nhất, MiG-41 dự kiến cũng sẽ đạt được những danh hiệu này. Máy bay mới được cho là sẽ có năng lực bay siêu âm và có khả năng hoạt động trong không gian gần, chú trọng nhiều hơn vào chiến tranh không gian.

Điều này thể hiện một phần của xu hướng đầu tư vào các khả năng không gian của các cường quốc quân sự và việc Nga triển khai một máy bay phản lực chiến đấu có độ bền cao được thiết kế đặc biệt để vô hiệu hóa vệ tinh của kẻ thù là một yếu tố tiềm năng thay đổi cuộc chơi trong cuộc đua thống trị không gian thông tin bằng cách làm mù mắt kẻ thù và vô hiệu hóa thông tin liên lạc.

 
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.