Ẩn số chất lượng cao trong trường ĐH - Bài 2:

Khi học phí là 'cần câu cơm' của các trường

0:00 / 0:00
0:00
TP - Chương trình chất lượng cao có mục tiêu ban đầu là thúc đẩy năng lực cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trên thị trường lao động khu vực. Nhưng thực tế cho thấy đây chỉ là “cần câu cơm” của các trường đại học công lập bởi có cơ chế tự chủ, thu học phí cao thay vì theo mức trần do Nhà nước quy định.

Tự chủ đi cùng với tự thu

Học phí ĐH hiện nay thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81 và Nghị định 97. Luật Giáo dục ĐH 2018 cho phép mở rộng quyền tự chủ của trường ĐH, quyền tự chủ được nới đến đâu, khung học phí được mở đến đó. Học phí không còn cào bằng giữa các trường, thậm chí giữa các ngành trong một trường. Nghị định đã mở ra nhiều trường hợp, chỉ còn quy định cứng trần học phí với chương trình chuẩn của trường ĐH công lập chưa tự chủ.

Các trường chưa tự chủ có thể nới học phí đối với chương trình CLC, chương trình tiên tiến. Đối với những trường tự chủ, quyền quyết định học phí còn thoáng hơn. Ví dụ, tự chủ mức 1, mức 2 (tự chủ chi thường xuyên), trần học phí được thu cao gấp đôi đến gấp 2,5 lần trường chưa tự chủ. Với các chương trình đã được kiểm định, ngay với trường chưa tự chủ, nhà trường cũng được quyền tự xác định mức thu học phí cho chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do chính trường ban hành.

Do độ mở của chính sách nên các trường phát triển tối đa chương trình CLC, chương trình tiên tiến. Một cơ sở đào tạo có đến vài loại hình đào tạo, tùy điều kiện kinh tế và năng lực, sinh viên sẽ được chia vào những ô khác nhau. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) 100% chương trình đào tạo CLC, học phí năm học 2024-2025 là 44 triệu đồng/năm học/sinh viên. Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cho các tài năng thể thao của khóa tuyển sinh 2024 là 98 triệu đồng/khóa học. Học phí hệ liên kết ĐH Troy, Hoa Kỳ khoảng hơn 351 triệu đồng/3 năm; hệ liên kết ĐH St. Francis Hoa Kỳ khoảng hơn 358 triệu đồng/4 năm học. Năm học 2025-2026, học phí hệ ĐH chính quy là 4,6 triệu đồng/tháng (tương đương 46 triệu đồng/năm học).

Trường ĐH Mở TPHCM công bố mức học phí năm học 2025- 2026 dự kiến đối với chương trình chuẩn từ 24-28,5 triệu đồng/năm. Các chương trình CLC hầu hết thu học phí 46,5 triệu đồng. Riêng các ngành Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Hệ thống thông tin quản lí, Công nghệ thông tin (những ngành nóng trong thời gian gần đây), học phí lên đến 49,5 triệu đồng.

Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) có các chương trình đào tạo, bao gồm: 40 ngành hệ tiêu chuẩn (học phí 30 triệu đồng/năm học); 1 ngành chương trình tiên tiến, 27 ngành dạy và học bằng tiếng Anh (học phí 80 triệu đồng/năm học). Năm 2025, lần đầu tiên Trường ĐH Bách khoa có 2 ngành thuộc chương trình liên kết cử nhân kĩ thuật quốc tế, có học phí 256 triệu đồng/năm.

ĐH Kinh tế Quốc dân đang đào tạo nhiều chương trình như chương trình chuẩn, chương trình CLC, chương trình tiên tiến, chương trình POHE (định hướng ứng dụng), chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. Tại đề án tuyển sinh năm 2025 được công bố hồi tháng 1, nhà trường mới chỉ đưa ra mức học phí chương trình chuẩn khoảng 18-25 triệu đồng/năm học, chưa công bố học phí các hệ đào tạo còn lại. Năm học 2024-2025, học phí chương trình CLC của ĐH Kinh tế Quốc dân là 65 triệu đồng/năm học; học phí chương trình tiên tiến là 47 triệu đồng/năm học. Điều đáng nói, trong đề án tuyển sinh mấy năm gần đây, ĐH Kinh tế Quốc dân gần như “quên” không công bố học phí chương trình CLC, chương trình tiên tiến, chương trình POHE và chương trình dạy bằng tiếng Anh, thông tin học phí duy nhất được công khai trong đề án là chương trình chuẩn (chương trình có học phí thấp nhất, theo khung của Chính phủ đối với trường tự chủ).

Thiếu đầu tư nên phải giật gấu vá vai?

Khi học phí là 'cần câu cơm' của các trường ảnh 1

Học phí luôn là nỗi lo của thí sinh khi tìm hiểu thông tin tuyển sinh ĐH

Ảnh: NGHIÊM HUÊ

Trên diễn đàn Quốc hội (kì họp thứ 8 Quốc hội khóa XV), đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (đoàn Quảng Ngãi) nêu thực tế, mức học phí cấp ĐH tại các trường tự chủ, đặc biệt hệ CLC, cao gấp đôi so với hệ đại trà. Người học luôn trong tình trạng nơm nớp lo ngại khi học phí tiếp tục leo thang, năm sau cao hơn năm trước 10%-30%. Cử tri cho rằng, việc phân luồng đào tạo không chỉ dựa vào học lực, mà còn dựa vào điều kiện kinh tế gia đình của học sinh có khả năng đáp ứng 4-5 năm ĐH hay không. Con em gia đình khó khăn khó mà theo học ĐH dù có năng lực học tập tốt. Vấn đề này cũng đã được đại biểu đề cập trước đây nhưng có ý kiến người nghèo có chính sách cho hộ nghèo, học sinh giỏi có chính sách học bổng, nhưng số này rất ít. Hiện nay, hầu hết gia đình có con em học ĐH đều khó khăn về tài chính.

Theo các chuyên gia, việc nở rộ các chương trình đào tạo thu học phí cao gióng lên hồi chuông báo động về tính thiếu bền vững trong tài chính giáo dục ĐH. Gánh nặng tài chính khiến nguy cơ bị bỏ lại phía sau ngày càng rõ hơn đối với học sinh, sinh viên từ các hộ gia đình có khó khăn về tài chính.

Tài chính luôn là bài toán khó của trường ĐH, đặc biệt khi thực hiện tự chủ. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn từng chia sẻ với phóng viên Tiền Phong, mỗi năm, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục ĐH khoảng 17.000 tỷ đồng (chiếm 0,27% GDP) khiến các trường khó thúc đẩy chất lượng và phát triển quy mô. Nếu tính theo số thực chi, tỉ lệ chi cho giáo dục ĐH trên GDP là 0,18%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới.

Theo Bộ GD&ĐT, ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục ĐH tiếp tục cắt giảm, hằng năm giảm theo lộ trình 2,5-5% gây khó khăn cho các đơn vị trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt là việc hoàn thiện chương trình đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị. Các khoản thu hoạt động dịch vụ giáo dục - đào tạo chủ yếu để bù đắp chi phí tạo lập nguồn thu nên cũng không còn chênh lệch nhiều để bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị giảng dạy,...

Mặt khác, đối với các trường chưa tự chủ chi thường xuyên, mức thu học phí vẫn chưa thể thực hiện lộ trình tính đủ chi phí đào tạo do áp lực cạnh tranh trong tuyển sinh và do tăng học phí sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội, nên phần lớn các trường vẫn đưa ra mức học phí chưa tính đủ chi phí, điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn thu của đơn vị. Vậy, tăng chi phí đầu tư cho giáo dục ĐH được lấy từ đâu? Trong bối cảnh mức chi của doanh nghiệp cho các hoạt động hợp tác với trường ĐH chỉ ở mức độ vừa phải, trong khi đầu tư của Nhà nước giảm thì chỉ có thể tăng đầu tư giáo dục từ người học, đây cũng là lí do buộc các trường đại học phải tăng học phí.

MỚI - NÓNG
NSND Bành Bắc Hải qua đời
NSND Bành Bắc Hải qua đời
TPO - NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham gia sản xuất phim "Đừng đốt", "Mùi cỏ cháy"...
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

NSND Bành Bắc Hải qua đời

NSND Bành Bắc Hải qua đời

TPO - NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham gia sản xuất phim "Đừng đốt", "Mùi cỏ cháy"...
Tiết lộ hậu trường phim 'Cánh đồng hoang' với kinh phí sản xuất chỉ 300.000 đồng

Tiết lộ hậu trường phim 'Cánh đồng hoang' với kinh phí sản xuất chỉ 300.000 đồng

TPO - Phim "Cánh đồng hoang" phát hành năm 1979, lấy bối cảnh Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống đơn sơ của gia đình du kích Nam Bộ là Ba Đô (NSND Lâm Tới) và Sáu Xoa - vợ của Ba Đô (Thuý An) cùng con trai nhỏ. Họ đóng vai trò giữ liên lạc cho quân giải phóng. Tối 5/4, các khách mời trong chương trình "Cine 7 - Ký ức phim Việt" chia sẻ chuyện hậu trường bộ phim. 
Hồ Hoài Anh trên ghế nóng The Voice 2019

Hồ Hoài Anh vượt qua trầy xước

TP - MV mới nhất của Hồ Hoài Anh mang tên Trầy xước, phát hành vào dịp sinh nhật lần thứ 45 của anh, với những câu như tự an ủi, động viên mình: “Mỉm cười gạt nước mắt đi mà sống/Sông còn chia mấy dòng… Muộn phiền đâu bám theo ta được mãi/Đâu thể đau đớn hoài/Bình minh rồi sẽ trở lại/Nhân sinh vô thường…”. Hồ Hoài Anh tự hát Trầy xước, tự đóng nhân vật trong MV, MV chỉ sử dụng hai màu đen, trắng. Điều đặc biệt, tác giả Trầy xước không khoá bình luận, sẵn sàng đón nhận cả chỉ trích lẫn ủng hộ.
Lễ rước Đức Thánh Trần vi hành tại Lễ hội Bạch Đằng

Lễ rước Đức Thánh Trần vi hành tại Lễ hội Bạch Đằng

TPO - Đoàn người dài hơn một km rước Đức Thánh Trần vi hành từ Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng xung quanh thị xã Quảng Yên nhằm tưởng nhớ công lao của quân dân nhà Trần trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc ngay trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử.
Độc đáo ngôi miếu hình con tàu hướng ra biển ở Quảng Ngãi

Độc đáo ngôi miếu hình con tàu hướng ra biển ở Quảng Ngãi

TPO - Giữa những rặng phi lao ở một làng chài ven biển Quảng Ngãi, có một ngôi miếu nhỏ nhưng mang dáng hình đặc biệt, hình dáng một con tàu. Ngôi miếu ấy không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng của cư dân ven biển, mà còn là biểu tượng của niềm tin, của khát vọng bình yên giữa sóng gió trùng khơi.
TPHCM tưởng nhớ nhân sĩ, linh mục Phan Khắc Từ

TPHCM tưởng nhớ nhân sĩ, linh mục Phan Khắc Từ

TPO - “Nhớ về Nhân sĩ, Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ, chúng ta không chỉ tưởng nhớ một vị tu sĩ Công giáo kính Chúa, yêu nước, luôn sống phúc âm giữa lòng dân tộc mà còn trân trọng tấm gương cống hiến bất tận cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc. Xin kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt Nhân sĩ, Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ - người mà chúng ta sẽ luôn nhớ mãi trong lòng” – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Nguyễn Thành Trung nêu trong điếu văn tưởng nhớ Linh mục Phan Khắc Từ.