Sau 1,5 tháng Thông tư 29 có hiệu lực: Trung tâm dạy thêm tăng vọt, Bộ GD&ĐT ra mệnh lệnh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau một tháng rưỡi thực hiện Thông tư 29, các trung tâm có chức năng dạy thêm, học thêm ở Hà Nội, các hộ đăng ký kinh doanh tăng vọt

Tại Hội nghị trực tuyến về tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT 2025, do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 28/3, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, sau một tháng rưỡi thực hiện Thông tư 29, các trung tâm có chức năng dạy thêm, học thêm ở Hà Nội, các hộ đăng ký kinh doanh tăng nhiều. Theo con số thống kê ban đầu, đến thời điểm này, Hà Nội có khoảng 15.000 trung tâm và hộ kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Hà Nội.

Cũng theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, qua khảo sát và kiểm tra ở cấp xã, phường, mức thu phí học thêm bên ngoài dù tự nguyện nhưng lại cao hơn rất nhiều so với trước đây.

Điều khó khăn hiện nay, chúng ta chưa có chế tài xử lý vi phạm liên quan dạy thêm học thêm. Vì thế, người đứng đầu ngành giáo dục thủ đô đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có hướng dẫn cụ thể để thực hiện.

Ngoài ra, cũng theo ông Cương, một vấn đề phát sinh sau hơn 1 tháng thực hiện thông tư 29 là áp lực thời gian và nguồn lực kiểm tra ở cấp xã rất khó khăn, số lượng người thực thi nhiệm vụ rất ít.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, với thông tư 29, ngành đồng thuận trong việc triển khai. Hiện Sở GD&ĐT TPHCM đã tổ chức hơn 11 đoàn kiểm tra hơn 31 trường từ tiểu học đến THPT.

Thành phố đã ghi nhận số lượng các đơn vị dạy thêm học thêm ở thời điểm thực hiện thông tư 29 khoảng hơn 10.000.

Trong đó, 93% các trường học tại đây chuyển qua dạy học 2 buổi/ngày. Với tỷ lệ trường dạy 2 buổi/ngày cao, ông Quốc mong muốn Bộ GD&ĐT có chỉ đạo cụ thể để thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thông tư 29.

Ông Quốc đề xuất, để đảm bảo tính công bằng, minh bạch của việc dạy thêm, học thêm cần triển khai toàn diện công tác kiểm tra, đánh giá, bởi đâu đó vẫn còn một số trường dùng điểm số để yêu cầu học sinh tham gia học thêm.

Sau 1,5 tháng Thông tư 29 có hiệu lực: Trung tâm dạy thêm tăng vọt, Bộ GD&ĐT ra mệnh lệnh ảnh 1
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Hiệp

"Dạy thêm, học thêm không còn là dự lệnh nữa, mà thành mệnh lệnh của toàn ngành"

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, Bộ GD&ĐT thực hiện trên tinh thần không khuyến khích học thêm, dạy thêm bằng mọi giải pháp.

Với “5 không” và “4 đề cao”, Bộ GD&ĐT sẽ kiên trì thực hiện. Bộ GD&ĐT sẽ tổng hợp lại tất các ý kiến, tiếp thu, và trong tháng 5 sẽ ban hành hướng dẫn thay thế văn bản cũ về dạy học buổi 2 nhằm thực hiện tốt Thông tư quy định về học thêm, dạy thêm."

Cũng theo Thứ trưởng, để thực hiện tốt Thông tư này, Bộ GD&ĐT đã có một kênh tiếp nhận và phản ánh, trong đó, tiếp nhận cả những đơn thư của phụ huynh học sinh về những hình thức dạy học biến tướng của học thêm, dạy thêm và có báo cáo, xác minh, xử lý.

“Hoan nghênh các đơn vị, các Sở đã quyết liệt, đúng tinh thần không đánh trống bỏ dùi, làm cương quyết, làm thường xuyên. Đối với các Sở GD&ĐT, chúng tôi đề nghị các thầy cô, đã làm tốt rồi, đã làm quyết liệt rồi, cần tốt hơn nữa, như Thông tư 29 tạo ra sự đồng thuận, đồng tâm, lợi ích, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Với tinh thần rà soát, sửa đổi để quản lý công tác này tốt hơn và đúng mục tiêu”- Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh sớm ban hành hướng dẫn theo tinh thần, trách nhiệm của địa phương. Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành.

"Đó là mệnh lệnh về tinh thần trách nhiệm, mệnh lệnh vì chất lượng học sinh, mệnh lệnh để giáo dục học sinh phát triển toàn diện, mệnh lệnh thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, theo yêu cầu chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và TW, đưa giáo dục trở lại đúng nguyên lý của giáo dục vốn có, trả lại tuổi thơ cho các em học sinh", Thứ trưởng Thưởng nói.

Ông đồng thời đề nghị các Sở GD&ĐT cần quyết tâm, nghiêm khắc với những vi phạm, không buông lỏng, không thỏa hiệp. Đề nghị các Sở thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện tốt Thông tư 29 mang lại giá trị nhân văn rất tốt đẹp, mang lại lợi ích cho cái chung.

Phê bình 19 tỉnh thành vì chưa báo cáo về dạy thêm, học thêm

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông (Bộ GD&ĐT) cho hay, hiện cả nước có 4 tỉnh ra quy định về dạy thêm học thêm gồm: Long An, Cà Mau, Hải Dương, Bình Dương.

Cả nước có 44 tỉnh đã báo cáo, đồng thời Bộ nghiêm khắc phê bình 19 tỉnh chưa báo cáo về việc triển khai dạy thêm học thêm.

Về tồn tại, hạn chế, Bộ GD&ĐT đánh giá còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên là những người trong cuộc chưa hiểu hết quy định, tinh thần của Thông tư số 29 nên khi tuyên truyền còn chưa mạch lạc, rõ ràng những nội dung trong thông tư. Ngoài ra, việc địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn khiến lúng túng trong triển khai các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường nên một số giáo viên có nhu cầu dạy thêm hoang mang, lo lắng.
MỚI - NÓNG
 Bổ nhiệm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 12
Bổ nhiệm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 12
TPO - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khu vực 12 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Trụ sở đặt tại Đồng Nai, ông Tạ Thành Long làm giám đốc.
Bình luận

Thuận Nguễn

Đã cấm dạy thêm là cấm hết, đang này cho mở trung tâm, hộ kinh doanh làm cho học sinh phải trả thêm loại phí nữa. Đề nghị bộ GD xem lại thông tư 29.

Thích (4)Trả lời

Nguyễn Văn Thái

Thời gian và nguồn lực kiểm tra ở cấp xã rất khó khăn? Vậy khó khăn ở bộ phận nào? Nếu nêu được thì lại không khó khăn nữa.

Thích Trả lời

Võ Thị Tuyết Nhung

Nên chấm dứt hẳn việc dạy thêm học thêm thu tiền. Giáo viên và học sinh cần phải dạy và học chính khóa nghiêm túc, hiệu quả. Nếu với thời gian chính khóa mà giáo viên nói không đủ, học sinh không tiếp thu được kiến thức cơ bản thì BGD nên xem lại chương trình học.

Thích (1)Trả lời

Thanh Tùng

Em là giáo viên đây. Cấm dạy thêm đi các bác ơi, giáo dục trong nhà trường là tốt rồi, không nên lấy mất quyền được tự lập, tự học của thế hệ trẻ! Nhiều hệ lụy quá!

Thích (1)Trả lời

Thảo chi

Giáo dục là nghề nghiệp đặc thù tại sao lại giao cho cơ quan không có chức nămg chuyên môn cấp phép thành lập trung tâm, cho phép người không có chuyên môn làm chủ... Vậy thì lấy đâu ra chất lượng... ! Làm kiểu này không khác nào " đem trứng cho ác" tâm lý học sinh phụ huynh bất an. Đi học xa hơn, học phí cao gấp đôi, chất lượng thì trôi nổi... Chả hiểu mấy bác đang tính toán kiểu gì nữa... ! ? ! ?

Thích (1)Trả lời

Nguyễn dương thanh

Đề nghị các bác ở trên giải được câu hỏi. Mục đích học thêm để làm gì? Lúc đó mới giải quyết tận gốc của vấn đề. Cứ như hiện nay thì khác gì thả gà ra rồi đuổi bắt lại

Thích Trả lời

Phạm hoài nam

Cái gì chúng ta quản lý không được thì chúng ta cấm. Phải chăng chúng ta đang làm sai đâu đó mà chưa nhận ra. Tôi nghĩ chương trình học của cúng ta quá nặng, dẫn đến thầy cô không truyền tải hết trên lớp nên sinh ra dạy thêm thôi. Đừng đổ lỗi cho thầy cô giáo.

Thích Trả lời

QT

Có gì lạ đâu, TT29 kêu cấm dạy thêm, nhưng lại mở kiểu "nếu TT có đầy đủ GPKD và địa điểm phù hợp" là có thể dạy mà. Còn kêu ca gì, tôi nghĩ, việc học thêm là nhu cầu của học sinh và phụ huynh, nên kiểm tra chất lượng các Trung tâm, chứ sao lại cấm.

Thích Trả lời

Caonuoi

Phải kiểm tra rà soát những giáo viên nào dạy trong trường mở trung tâm,góp cổ phần, hoặc dạy thêm cho trung tâm thì xử lý thì sẽ xiết chặt được

Thích Trả lời

Hai

Dạy thêm ngoài nhiều, có 1 số bộ phận giáo viên giảng dạy chính kém nhiệt tình, đi học thêm thì điểm cao, không đi học thêm thì điểm thấp lý do đi học thêm thì khi kiểm tra sẽ có đề tương tự. Như vậy thì chất lượng thực sự của Hs khó mà đánh giá chuẩn được.

Thích Trả lời

Đỗ Minh Viên

Cấm dạy thêm, học thêm cần thực hiện triệt để, nghiêm túc. Tuyệt đối dưới bất kỳ hình thức nào không có đăng ký cơ sở kinh doanh dạy thêm gì cả. GV nào vi phạm cho nghỉ việc

Thích Trả lời

Hoàng thị thùy dương

Cuối cùng cũng chỉ khổ cho ph

Thích (1)Trả lời

Ta van tan

Ủng hộ chủ chương không dạy thêm học thêm, không thương mại hóa giáo dục để cô thầy lên lớp không dạy học nghiêm túc mà mang về nhà để kiếm tiền của phụ huynh. Đã ăn lương nhà nước phải làm việc xứng đáng

Thích Trả lời

Sơn

Cấm học thêm mà cơ sở dạy thêm lại tăng lên, phí học thêm tăng. Phụ huynh lại còng lưng lên, con em không còn tuổi thơ. Đề nghị chấm dứt học thêm dưới mọi hình thức.

Thích (68)Trả lời

Nguyễn Hữu Ngà

1. Dạy thêm học thêm ở nhà trường là chính quy. Cần thiết ta vân có thể thực hiện thu thuế. Học thêm ở nhà trường con nhà nghèo mới theo học được. 2. Dạy thêm ở trung tâm - các hộ kinh doanh (không chính quy). Vì không có ai quản lý về chuyên môn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, không đúng quy định. Các bậc phụ huynh phải đóng góp rất cao. Các hình thức dạy thêm, học thêm biến tướng, trá hình rất nhiều. Không ai thanh kiểm tra những điều này cả. Từ khi thông tư 29 ra đời dân nghèo rất khổ, dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa càng khổ hơn. Thiết nghĩ: Quy định học cả ngày 5 buổi trên tuần, quy định thu bao nhiêu tiền 1 tuần đó và đóng thuế, cấm dạy thêm với các hình thức khác. Như vậy các em không áp lực học tập, có thời gian nghỉ ngơi (2 ngày nghỉ cuối tuần), nhà nước thu thế chuẩn, con em nhà nghèo theo học được, miền núi mới theo kịp miền xuôi, ….

Thích Trả lời

Quang

1. Vì sao cấm việc học thêm, dạy thêm? Do có nhiều Trung tâm dạy thêm quá hay gì, nhiều quá nên các đồng chí quản lý không nổi nên cấm cho nó khỏe. 2. Các đồng chí có xem nội dung sách các cấp (từ lớp 1-12) chưa? Rồi phân phối chương trình dạy chưa? ... Nhiều vấn đề về giáo dục lắm! 3. Nếu không đi học thêm thì sẽ không ổn: Không thêm kịp và sẽ không hiểu được nội dung đào tạo. Đó là điều tất yếu! Vì chương trình học quá nhiều! 4. Học thêm là nhu cầu của học sinh. Nó phát triển theo qui luật tự nhiên, có CẦU thì sẽ có CUNG. Do vậy chúng ta không thể cấm được và khi đó Cha mẹ của học sinh cũng không có đủ thời gian, đủ kiến thức để hướng dẫn dạy bảo các cháu!

Thích Trả lời

Tuấn

Không cho giáo viên dạy trường chính dạy thêm bất kỳ hình thức nào là ok thôi

Thích (1)Trả lời

Nguyễn Tấn

Nếu đã ra quyết định thì phải làm quyết liệt, cương quyết. Tránh phát sinh thêm biến căn, tiêu cực.

Thích Trả lời

Nguyễn đình Quân

Hãy dừng việc học thêm vì đây là gánh nặng tài chính của rất nhiều gia đình, tăng tính hướng dân để học sinh tự học sau khi học chính khóa ở trường. Hiện nay học sinh học chính khóa không có thời gian ôn luyện nhằm nắm vững kiến thức đã học lại đi học thêm để tiếp nhận kiến thức mới sẽ rất năngh nề, chưa nói việc tổ chức học thêm ở các trung tâm có phải là hình thức biến tướng của tiêu cực hay không, hãy nên cấm dạy thêm dưới mọi hình thức, trừ những trường hợp đặc biệt

Thích Trả lời

Vũ Mạnh

Tình trạng biến tướng lách quy định đang diễn ra rất nhiều, vẫn thầy cô trong trường dạy thêm mà chỉ khác là dạy ở trung tâm mà thôi. Không những không giảm tình trạng học thêm mà tiền thu học thêm khi chuyển ra các trung tâm còn tăng cao hơn. Kinh mong bộ giáo dục có giải pháp quyết liệt hơn nữa để trả lại tuổi thơ cho các con

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Quy định về giờ làm việc của giáo viên chính thức có hiệu lực

Quy định về giờ làm việc của giáo viên chính thức có hiệu lực

TPO - Nhiều chính sách quan trọng về giáo dục sẽ chính thức có hiệu lực trong tháng 4 tới như: Quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học; quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm; quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.