TS Jamie Rylance, chuyên khoa hô hấp thuộc Bệnh viện Đại học Aintree ở Anh cho biết: "Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng khi tiếp xúc với HAP (ô nhiễm không khí gia đình) sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi. Nhóm bệnh nhân là phụ nữ và trẻ em ở các nước có thu nhập thấp dễ có nguy cơ bị ảnh hưởng hơn".
Có khoảng 3 tỷ người trên thế giới phải tiếp xúc với HAP từ nhiên liệu nấu ăn, ánh sáng và nhiệt tại nhà. Thông thường, than củi, gỗ và rác thải thực phẩm bị đốt cháy và tạo ra nồng độ cao các hạt khói nhỏ.
Tiếp xúc với khói này liên quan với tăng nguy cơ viêm phổi, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi viêm phổi do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Nguy cơ này cũng được biết đến, nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Ở quốc gia thuộc đông nam châu Phi như Malawi, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra sức khoẻ của những tình nguyện viên khỏe mạnh có tiếp xúc thường xuyên với HAP. Nhóm sử dụng một kính viễn vọng để kiểm tra và lấy các mẫu tế bào miễn dịch từ đường hô hấp phổi.
Những "đại thực bào phế nang" này là vũ khí quan trọng có khả năng chống lại nhiễm trùng và làm sạch đường hô hấp phổi. Các tế bào đại thực bào sản sinh ra độc tố để diệt khuẩn có nghĩa là chúng đã thực hiện một quá trình ôxy hóa đột ngột.
Nghiên cứu đã đo nồng độ hạt khói nhỏ của các tế bào đại thực bào cho thấy càng tiếp xúc nhiều với khói thì đáp ứng diệt khuẩn càng yếu.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí American Journal of Respiratory Cell and Molecular Biology.