Nuôi tôm khép kín

Bà Lâm Kim Huệ đang thu hoạch tôm nuôi khép kín. ẢNH: NGỌC HUYỀN
Bà Lâm Kim Huệ đang thu hoạch tôm nuôi khép kín. ẢNH: NGỌC HUYỀN
TP - Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp. 

Nay năng suất cao lại tôm đạt kích cỡ 48 con/kg, giá bán cao nên lời nhiều”, bà Huệ phấn khởi.

Cũng ở huyện Đầm Dơi, nhưng tại xã Trần Phán, ông Phạm Văn Tuấn nuôi tôm khép kín vừa thu 16 tấn tôm chân trắng loại 48 con/kg, lãi trên 1 tỷ đồng. Nuôi tôm khép kín được ông Tuấn diễn giải: “Phải có ao ương, ao nuôi để hạn chế lưu thông với bên ngoài và phải có điện ba pha. 

Tháng đầu, tôm giống còn nhỏ được nuôi trong ao ương, chăm sóc tốt, hạn chế bệnh chết sớm nên ít hao hụt. Khi tôm đã khoẻ mạnh mới chuyển ra ao nuôi nên tôm mau lớn, năng suất và lợi nhuận đều cao”.

Bà Huệ và ông Tuấn tham gia dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” của Sở KH&CN tỉnh Cà Mau. 

Dự án hỗ trợ đầu tư 30% chi phí ban đầu nên các hộ tham gia vượt qua được khó khăn về vốn, làm đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm môi trường.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.