Những trường ngoài công lập có mức học phí đắt nhất Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Phụ huynh phải đóng 700 – 800 triệu đồng tiền học phí/năm học đối với mỗi học sinh. Ngoài ra, các trường này còn quy định nhiều loại phí khác như: phí ghi danh, giữ chỗ, tiền ăn, xe đưa đón… với giá cũng không hề thấp. 

Ngoài hệ thống giáo dục công lập, Hà Nội có nhiều trường quốc tế với 100% vốn đầu tư nước ngoài và trường do các cá nhân, đơn vị đầu tư xây dựng.

Mỗi trường xây dựng mức học phí khác nhau, trong đó trường cao nhất có mức phí khoảng 800 triệu đồng/năm/học sinh.

Những trường ngoài công lập có mức học phí đắt nhất Hà Nội ảnh 1

Trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội có địa chỉ ở G9 khu đô thị Ciputra, phường Phú Thượng, Tây Hồ có mức học phí đắt đỏ hằng năm tính bằng USD. Trường thành lập từ năm 1988 đến nay có hơn 1.000 học sinh đến từ hơn 60 quốc gia theo học.

Theo bảng học phí năm học 2022-2023 được phê duyệt, mức thấp nhất là trẻ 3 tuổi là 12.570 USD (khoảng gần 300 triệu); mức cao nhất là học phí cho lớp 11-12 là 33.880 USD (khoảng 800 triệu đồng). Trường này quy định, học phí phải hoàn thành trước ngày nhập học và không hoàn lại, không chuyển nhượng bất kỳ lựa chọn phương thức thanh toán nào.

Những trường ngoài công lập có mức học phí đắt nhất Hà Nội ảnh 2

Bảng học phí năm học 2022-2023 của Trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội.

Trường quốc tế Hà Nội (HIS) có địa chỉ tại quận Ba Đình. Trường này có mức học phí thấp nhất cho trẻ mẫu giáo là gần 400 triệu đồng/trẻ/năm. Học sinh lớp 1 có mức học phí gần 500 triệu và lớp 11-12 có học phí hơn 630 triệu đồng/năm/sinh. Phụ huynh có thể lựa chọn phương thức đóng học phí cả năm hoặc chia theo kỳ. Ngoài học phí, trường này còn yêu cầu phụ huynh đóng phí giữ chỗ, xe đưa đón và một số loại phí khác.

Trường Quốc tế Pháp (Lycée francais Alexandre Yersin - LFAY) có học phí thấp nhất trong số các trường quốc tế đã công khai. Riêng bậc mầm non, học phí thấp nhất là 4.120 euro (hơn 97 triệu/năm); cao nhất THPT là 7.950 euro (187,6 triệu/năm). Ngòai ra, còn có phí ghi danh lần đầu là 400-1.000 euro. Dịch vụ ăn trưa, mẫu giáo; tiểu học 530 euro. Tiền ngoại khoá tính theo môn/ tuần có giá cũng khá đắt đỏ.

Hệ thống trường Academy ở Khu đô thị Quốc tế Nam Thăng Long - Ciputra Phú Thượng, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội cũng có mức thu học phí cao nhất lên tới 420 triệu đồng/năm.

Trong đó, bậc mầm non có học phí theo độ tuổi, thấp nhất là 116,4 triệu; cao nhất 166 triệu. Trong khi bậc tiểu học có mức thu 107 triệu; cao nhất là THPT hệ quốc tế 420 triệu đồng/năm/học sinh.

Trường quốc tế Singapore tại Gamuda (Hà Nội) cũng có nhiều mức thu học phí khác nhau tuỳ lớp. Trong đó, chương trình mẫu giáo hội nhập có mức thu thấp nhất là 137,5 triệu đồng/năm học/học sinh. Lớp mẫu giáo quốc tế cả ngày có ăn có học phí 249,7 triệu/năm. Yêu cầu thành toán 30 ngày trước khi nhập học; lớp dự bị tiểu học 319,3 triệu/ năm/học sinh.

Riêng bậc THPT, học sinh lớp 1 đến lớp 9 có mức học phí thấp nhất là 231 triệu, cao nhất là 555,7 triệu đồng/năm. Ngoài ra, chương trình quốc tế trường này còn yêu cầu học sinh phải nộp phí ghi danh 21,5 triệu; phí đặt cọc 15 triệu.

Các khoản thu học phí chưa bao gồm bảo hiểm, đồng phục, dụng cụ học tập, sách vở. Khi học sinh đi học, nhà trường còn thu thêm các khoản phí khác như: tiền ăn, phí học tiếng anh tăng cường, xe đưa đón hoặc các khoản phí phát sinh.

Trường quốc tế Anh Việt Hà Nội (BVIS): Khi nộp đơn đăng ký phụ huynh đóng phí đăng ký tuyển sinh không hoàn lại 3,5 triệu đồng.

Sau khi học sinh nhận được thư mời nhập học, phụ huynh đóng phí tuyển sinh không hoàn lại 70,8 triệu đồng. Trước khi học sinh bắt đầu học tại trường, phụ huynh sẽ đóng khoản tiền đặt cọc là 35,4 triệu. Học phí năm học 2022-2023 của trường này thấp nhất là mẫu giáo 3 tuổi có giá 223,5 triệu đồng/ năm và cao nhất là lớp 12 với mức thu 550,5 triệu đồng/năm. Học phí bao gồm phí ăn trưa, các chuyến thăm quan dã ngoại trong ngày, bảo hiểm học sinh theo yêu cầu của Nhà nước.

Những trường ngoài công lập có mức học phí đắt nhất Hà Nội ảnh 3

Trường này thông báo mức học phí cao nhất là 550,5 triệu đồng/năm học/học sinh.

Trường này quy định, phí tham gia một số câu lạc bộ ngoại khóa, chuyến dã ngoại qua đêm, đồng phục và tiền xe đưa đón không bao gồm trong học phí.

Trong khi đó, một số trường ngoài công lập khác có giá "dễ thở" hơn, phải kể đến như:

Trường Nguyễn Siêu: Là trường liên cấp đào tạo từ lớp 1 đến lớp 12 có mức học phí từ 45 triệu đến 160 triệu/năm tuỳ lớp song ngữ quốc tế, lớp chất lượng cao hoặc anh ngữ học thuật tăng cường. Hằng năm, trường này tuyển sinh rất ít chỉ tiêu và học sinh phải trải qua các bài kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển đầu vào.

Những trường ngoài công lập có mức học phí đắt nhất Hà Nội ảnh 4

Học sinh Trường Nguyễn Siêu trong ngày lễ khai giảng năm học mới 2022-2023.

Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellsping từ tiểu học lớp 1-5 có mức thu hơn 152 triệu đồng/ năm; THCS từ 174 đến 181,7 triệu đồng; lớp 12 có giá 426,7 triệu đồng/năm.

Trường phổ thông liên cấp Olympia có mức phí ghi danh 3,15 triệu; học phí mầm non thấp nhất là 126 triệu, trong đó phải đóng thêm 9 triệu phí phát triển, tiền ăn 16,5 triệu. Học phí bậc tiểu học học phí 152 triệu đồng/năm/học sinh và các khoản khác 45 triệu đồng; bậc THCS học phí 173 triệu; các khoản khác 48 triệu; học phí bậc THPT cao nhất là 200 triệu/ năm, các khoản khác gần 50 triệu. Ngoài ra, trường này cũng quy định phí giữ chỗ 15 triệu đồng/học sinh.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.