Đau đầu do các khối u não chèn ép
Nguyên nhân này hiếm gặp hơn. Hơn một nửa số người có khối u trong não bị đau đầu. Đau đầu do khối u não thường xuất hiện lúc nửa đêm về sáng, tiến triển từ từ tăng dần, kèm theo các triệu chứng khác như nặng đầu, choáng váng. Giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân thường kèm theo buồn nôn, nôn vọt dễ dàng, ù tai một bên, giảm thị lực và phù gai thị, nói khó hoặc có biểu hiện lú lẫn, động kinh co giật, dáng đi mất kiểm soát, yếu nửa người.
Đau đầu do tai mũi họng - viêm xoang - bệnh lý vùng hàm mặt - cột sống cổ
Đau đầu do răng - mắt - viêm xoang thường khu trú ở vùng trán, cũng có thể gặp đau vùng đỉnh - chẩm gáy (trong viêm xoang sàng, xoang bướm, thoái hóa cột sống cổ). Trong đó đau các dây thần kinh vùng sọ mặt thường đau chói, cơn đau ngắn nhưng cảm giác như điện giật, bỏng rát. Nếu đau đầu một bên dữ dội kèm đỏ mắt, giảm thị lực, cần nghĩ đến bệnh lý tăng nhãn áp và các bệnh lý khác của nhãn cầu.
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp. Đây là bệnh lý có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như yếu nửa người hoặc liệt hoàn toàn, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực... Các triệu chứng tai biến như mất thăng bằng thoáng qua, giảm thị lực đột ngột, nói khó nói ngọng, tê bì vùng mặt hoặc toàn thân, đau đầu kèm nôn mửa, thay đổi ý thức.
Nếu bạn bị đau nửa đầu hay đau đầu thường xuyên, có lẽ bạn không cần lo lắng về nó. Nhưng nếu cơn đau của bạn đột nhiên thay đổi bất thường, không còn giống như những lần trước, bạn nên đi khám. Nó có thể là chứng phình mạch hay các bệnh khác. Ảnh minh họa: Internet
Cơn đau đầu đột ngột
Nếu một cơn đau đầu nghiêm trọng xuất hiện đột ngột như thể có người đánh vào đầu bạn và nó cứ dai dẳng, không lui trong khoảng vài phút thì đây có thể là cơn đau đầu báo hiệu chảy máu não, xuất huyết dưới da rất nghiêm trọng.
Cơn đau thay đổi
Nếu bạn bị đau nửa đầu hay đau đầu thường xuyên, có lẽ bạn không cần lo lắng về nó. Nhưng nếu cơn đau của bạn đột nhiên thay đổi bất thường, không còn giống như những lần trước, bạn nên đi khám. Nó có thể là chứng phình mạch hay các bệnh khác.
Đau đầu kèm theo sốt
Một cơn nhức đầu đi cùng với sốt cao có thể là dấu hiệu nhiễm trùng não, viêm màng não,... Nếu cơn đau trầm trọng hơn và kèm các hành động bất thường, nhận thức kém, nhầm lẫn... bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Đau ở phía sau hoặc xung quanh mắt của bạn
Nếu bạn bị đau đầu với đau mắt và đặc biệt nếu bạn có một sự thay đổi trong thị giác của bạn, đó là trường hợp khẩn cấp. Nó có thể là tăng nhãn áp cấp tính hoặc áp lực trong nhãn cầu tăng đã cắt đứt máu lưu thông đến. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới mù lòa.
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp. Đây là bệnh lý có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như yếu nửa người hoặc liệt hoàn toàn, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực... Ảnh minh họa: Internet
Đau đầu khi đang dùng thuốc làm loãng máu
Nếu bị đau đầu đầu trong lúc đang dùng thuốc làm loãng máu, cơn đau có thể là dấu hiệu của tình trạng tụ máu dưới da, xuất huyết chậm trong não vì máu không đông. Tình huống này có thể dẫn đến tử vong.
Trong hầu hết các trường hợp, vị trí đau không quan trọng. Nhưng nếu là người trên 50 tuổi và cơn đau tập trung ở một hoặc cả hai bên thái dương, có thể mạch máu ở thái dương đã bị sưng, gây viêm tạng thái dương. Đặc biệt nếu mắt mờ đi, bị sốt thì cần phải đến bác sĩ lập tức.
Đau đầu do stress
Ngày nay, một trong những nguyên nhân gây đau đầu cũng thường gặp và đang có dấu hiệu ngày càng tăng đó là stress (căng thẳng). Dạng đau đầu này thường được xác định qua tìm hiểu môi trường sinh hoạt, tính chất lặp lại của cơn đau đầu trong những điều kiện nhất định. Đau đầu do căng thẳng thường chỉ cần nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau thông thường và thuốc an thần nếu cần, cần trấn an bệnh nhân về tính chất không nghiêm trọng của căn bệnh.
Đau đầu do nhiễm trùng não – nhiễm trùng màng não
Bệnh nhân thường có sốt hoặc thể trạng nhiễm trùng, đau đầu lan tỏa và liên tục, có thể kèm theo cứng vùng gáy, sợ ánh sáng và tiếng động. Việc chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào chọc dò dịch não tủy xét nghiệm, xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ sọ não.
Có một nguyên tắc rất cơ bản: chỉ sử dụng thuốc giảm đau và an thần khi đã loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm thông qua khám, chụp chiếu bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cần chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não - mạch não để chẩn đoán chính xác.