Nhờ công nghệ in 3D, bé 9 tuổi có 'bàn tay robot'

Nhờ công nghệ in 3D, bé 9 tuổi có 'bàn tay robot'
TPO - Từ các bản vẽ thiết kế trên mạng, MasonWilde, một học sinh trung học, đã sử dụng máy in 3D trong thư viện để chế tạo ra một "bàn tay robot" cho cậu bé Matthew. Hiện tại, Matthew có thể dùng bàn tay này để cầm nắm đồ vật, viết chữ và làm nhiều việc khác.

Cậu bé Matthew (9 tuổi sống ở OverlandPark, Kansas), bị khuyết tật bẩm sinh. Với bàn tay phải chỉ có một ngón cái, Matthew luôn mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với mọi người.

Bà Jennifer, mẹ của Matthew rất khổ tâm về điều này. Bà đã đến “cầu cứu” MasonWilde, một học sinh trung học.

MasonWilde lên mạng tìm và tải các bản vẽ thiết kế từ Robohand (bàn tay robot). Sau đó, cậu ta sử dụng máy in 3D trong thư viện để chế tạo ra một bàn tay robot cho cậu bé Matthew.

Hiện tại,Matthew có thể dùng bàn tay này làm từ máy in 3D này để cầm nắm đồ vật, viết chữ và làm nhiều việc khác.

Để cấy ghép một bàn tay theo cách thông thường, bệnh nhân phải chi hàng ngàn USD. Điều đó vượt quá khả năng của gia đình Matthew. Trong khi đó, “bàn tay robot” làm từ máy in 3D đơn giản và có mức giá phải chăng.

Trong công nghiệp, công nghệ in 3D được gọi là tạo mẫu nhanh. "Mực" in chính là vật liệu muốn áp lên vật thể 3D, có thể là nhựa, giấy, bột, polymer, hay kim loại …

Trước đây, công nghệ này thường được sử dụng để chế tạo mô hình, thiết kế công nghiệp. Nhưng hiện nay, nó đang được áp dụng cho các ngành công nghiệp quốc phòng, chế tạo thiết bị y tế, giáo dục v.v...

Theo Theo huanqiu
MỚI - NÓNG