Nghị lực của cô gái tàn tật, trong hình hài đứa trẻ

Nghị lực phi thường của cô gái tàn tật khiến nhiều người khâm phục. Ảnh: Thiên Ân
Nghị lực phi thường của cô gái tàn tật khiến nhiều người khâm phục. Ảnh: Thiên Ân
Ba mươi tuổi, Thu Thương vẫn trong hình hài của một cô bé lên 4 với chiều cao chỉ khoảng 80cm. Bị bệnh xương thủy tinh từ nhỏ, nhưng những gì Thu Thương làm được thực sự khiến nhiều người bất ngờ.

Không đầu hàng số phận

Thương là con thứ hai trong gia đình bốn anh chị em. Số phận nghiệt ngã buộc cô phải quanh năm gắn bó với manh chiếu trong nhà, không thể tự di chuyển bằng chân mà phải lăn mình đến các nơi trong căn phòng bé nhỏ.

Năm 11 tuổi, gia đình rời quê lên Hà Nội. Mẹ Thương mở một cửa hàng sửa chữa quần áo tại nhà để kiếm thêm thu nhập và tiện bề chăm sóc mỗi lúc Thương ốm đau. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, mẹ dạy Thương học chữ rồi đan len. Thương sáng dạ và tiếp thu nhanh chóng.

Tình cờ trong một lần xem tivi, cô bắt gặp chương trình “Người tốt việc tốt”. Số đó đài truyền hình giới thiệu câu lạc bộ cho người khuyết tật “Vì ngày mai”. Thương đòi bố mẹ cho tham gia.

Lúc đầu, bố mẹ không đồng ý vì nghĩ “suốt ngày nằm thế kia thì làm được gì, kiếm được bao nhiêu mà làm”, rồi việc đưa con đi lại sẽ dễ gãy xương. Nhưng cuối cùng chị cũng thuyết phục được bố mẹ cho đi học cách làm đèn bằng cúc áo ở Trung tâm “Vì ngày mai”.

Đều đặn tháng 2 lần, bố mẹ chở Thương đi học nghề. Bố chở xe máy còn mẹ ngồi đằng sau bế, phải đi rất chậm, tránh bị xóc. Có hôm trời mưa hoặc hỏng xe giữa đường, mẹ bế con ngồi trên vỉa hè đợi bố. Những lúc đấy, chị lại càng thấy thương bố mẹ hơn, càng quyết tâm phải học cho thành công.

Nhờ đôi bàn tay khéo léo, kiên trì, cuối cùng sau 3 tháng, chị đã có thể tự làm ra sản phẩm bằng chính đôi tay của mình. Rồi từ ấy, Thương đã mày mò tự làm ra các sản phẩm với mẫu mã sáng tạo hơn, được nhiều người yêu thích.

Được một thời gian, đến năm 2005 chị nhận thấy nhu cầu thị trường không chỉ ưa chuộng các sản phẩm được làm bằng cúc áo mà các sản phẩm "tranh giấy nghệ thuật" cũng là một mặt hàng bán chạy. Nắm bắt được nhu cầu đó, chị đã tự mình mày mò tìm kiếm, học hỏi trên mạng.

Chia sẻ về những bước đầu trong việc làm tranh quấn giấy chị cho biết: “Việc tìm nguyên liệu để làm tranh giấy thì không hề đơn giản như tôi nghĩ. Giấy dùng làm nguyên liệu phải là loại giấy có độ dai, bền, chắc nhất định. Một năm tìm kiếm trên mạng, nhờ bạn bè giới thiệu tôi mới tìm được loại giấy ưng ý”.

Sau gần 10 năm theo nghề sản xuất và kinh doanh tranh giấy, Thương đã thành lập cho mình một công ty riêng hoạt động theo chu trình khép kín, từ việc thu mua nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Ngày 13/6/2013 Thu Thương bắt đầu đăng ký kinh doanh cho công ty. Không chỉ bán hàng truyền thống, Thu Thương còn sở hữu một website thuongthuong.net để giới thiệu sản phẩm, bán hàng qua mạng.

Đầu tháng 1/2014, Công ty Thương Thương mới hoàn thiện một đơn hàng lớn nhất với 1.000 tấm thiệp cho Tập đoàn Tôn Hoa Sen, thu về 35 triệu đồng.

“Anh hùng thầm lặng”

Khi được hỏi về Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm Thương Thương, chị hào hứng chia sẻ: “Ý tưởng xây dựng trung dâm dạy nghề này tôi đã ấp ủ từ hồi còn theo mẹ cha đến trung tâm học việc”.

Cô nói mình gần như bị ám ảnh, luôn tưởng tượng ra viễn cảnh một ngôi nhà thật to với đông đảo những người bạn đồng cảnh ngộ như mình, cùng sống, cùng ăn và lao động trong không khí đầm ấm, vui tươi. Ngặt một nỗi gia đình còn khó khăn, 4 anh chị em chưa có ai ấm bề gia thất.

Thương lại chưa đi làm ổn định, dự định vẫn còn trầy trật những khó khăn. Phải đến 10 năm sau, khi số tiền dành dụm trong suốt bao nhiêu năm kinh doanh được hơn 200 triệu đồng, Thương đã được bố mẹ hỗ trợ mua cho một mảnh đất rộng khoảng 300 m2 tại quê nhà và bắt tay vào xây dựng ước mơ.

Nghị lực của cô gái tàn tật, trong hình hài đứa trẻ ảnh 1

Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm Thương Thương. Ảnh: Thiên Ân

Đến nay Trung tâm dạy nghề Thương Thương ở thôn Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã đi vào hoạt động. Trung tâm sẽ là nơi sản xuất, có chỗ ăn ở luôn cho các bạn khuyết tật đến làm việc. Chị mong muốn Trung tâm sẽ là nơi để các bạn khuyết tật có cùng hoàn cảnh có thể giao lưu, làm việc và chung sống như một gia đình nhỏ trong xã hội.

Nhìn cô gái xương thủy tinh năm nay đã ở cái tuổi 30 nhưng chỉ lớn bằng đứa trẻ lên 4, không có khả năng tự đi lại được, nhưng có thể làm được những việc phi thường, chúng tôi hiểu vì sao cách đây 4 năm, chị được Tập đoàn Phần mềm Microsoft tặng danh hiệu “Anh hùng thầm lặng”.

Cùng với đó, chị còn được UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, được Bộ LĐ,TB&XH tặng Bằng khen “Phấn đấu vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, công tác và học tập”…

Chia tay, tôi hỏi chị, nếu bây giờ cho một điều ước thì chị sẽ ước gì? Không cần đắn đo suy nghĩ, với nụ cười hóm hỉnh chị bảo chỉ mong có đủ sức khỏe để ngày càng giúp đỡ được nhiều hơn những số phận như mình.

Theo Thiên Ân

Theo Gia Đình và Xã Hội
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.