Nghệ thuật chiêu đãi Đoàn Triều Tiên có gì đặc biệt?

Nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tập luyện cho chương trình nghệ thuật đặc biệt
Nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tập luyện cho chương trình nghệ thuật đặc biệt
TP - NSƯT Hoàng Xuân Bình, Phó Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam thông tin về chương trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều loại hình di sản phi vật thể Việt Nam, đặc biệt không thể thiếu tiết mục nghệ thuật màu sắc Triều Tiên.

ÁNH DƯƠNG MÙA XUÂN
“Ánh dương mùa xuân” là chương trình nghệ thuật Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự kiến chiêu đãi Chủ tịch Kim Jong-un và đoàn đại biểu thăm cấp nhà nước Việt Nam. NSƯT Hoàng Xuân Bình viết kịch bản, NSND Quang Vinh đạo diễn. Nghệ sĩ chủ chốt Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát dân gian Việt Bắc ráo riết tập luyện.
“Chương trình sẽ giới thiệu nét đặc sắc văn hoá Việt Nam và nói lên giá trị hữu nghị, phát triển của Việt Nam với bạn bè quốc tế, đặc biệt với Triều Tiên. Hội nghị thượng đỉnh được cả thế giới quan tâm. Giá trị văn hoá nghệ thuật cũng đóng góp vào trong câu chuyện ấy, mang lại hòa bình và hạnh phúc”, ông Hoàng Xuân Bình nói. 
Các yếu tố tạo nên điểm nhấn: Tác phẩm ngợi ca lãnh tụ hai nước (Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người, Bài ca trung thành). Di sản Việt Nam có quan họ, múa cung đình Huế, văn hoá Nam bộ, Tây Nguyên.
Nghệ sĩ biểu diễn từ gạo cội như Quang Thọ, Thái Bảo, Hoàng Xuân Bình, Trường Giang cho tới trẻ hơn như ca sĩ Sao Mai Thu Thuỷ, nhóm Pha Lê, Phương Bắc và nghệ sĩ múa. Phía Triều Tiên gợi ý nên có một số nghệ sĩ từng đoạt giải tại liên hoan nghệ thuật quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng.

Nghệ thuật chiêu đãi Đoàn Triều Tiên có gì đặc biệt? ảnh 1 NSND Quang Thọ, Thái Bảo luyện hát ca khúc Triều Tiên trong đêm nghệ thuật chiêu đãi
NSND Quang Thọ trình diễn Bài ca trung thành. Tác phẩm ca ngợi Chủ tịch Kim Nhật Thành từng giúp Quang Thọ đoạt cúp vàng tại liên hoan Mùa xuân Bình Nhưỡng 1989. Ông cũng là nghệ sĩ Việt đầu tiên giành giải Vàng tại liên hoan danh giá này. NSND Thái Bảo thể hiện ca khúc Đam mê - ca ngợi nhà lãnh đạo Kim Jong - il - giúp Thái Bảo giành cúp Bạc tại liên hoan Mùa xuân Bình Nhưỡng 2012.  Một số tác phẩm khác: song tấu sáo nhị Ngư phủ thủy triều khúc (do NSND Quang Vinh viết, ca ngợi nét đẹp Tây Hồ, đoạt cúp Bạc tại Bình Nhưỡng). Song tấu đàn bầu do Hoàng Xuân Bình và Trường Giang biểu diễn, tác phẩm Đêm Bình Nhưỡng này cũng từng đoạt cúp Vàng tại liên hoan. NSƯT Bùi Công Duy độc tấu violon.  “Triều Tiên là đất nước có nền nghệ thuật cao cho nên chương trình hội đủ thành tựu văn hóa Việt Nam và tinh hoa nghệ thuật hàn lâm thế giới. Chúng tôi mời chuyên gia Triều Tiên, tham tán văn hóa luyện tập và nắn phát âm tiếng Triều Tiên cho các nghệ sĩ trình diễn tác phẩm Triều Tiên”, ông Bình cho biết.  Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam luôn được giao thực hiện các chương trình nghệ thuật đối ngoại đón tiếp chính khách và nguyên thủ quốc gia: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Á-Âu, Á-Phi, APEC... Nghệ sĩ nhà hát từng biểu diễn phục vụ Chủ tịch Kim Nhật Thành khi ông thăm Việt Nam năm 1959.  ẤN TƯỢNG TRIỀU TIÊN Quang Thọ là một trong 10 nghệ sĩ Việt được cử tham dự Liên hoan nghệ thuật quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng năm 1989, diễn ra dịp sinh nhật lần 77 của Tướng quân Kim Nhật Thành. Triều Tiên mời 77 đoàn nghệ thuật khắp thế giới. Tại liên hoan, Quang Thọ hát bài ca ngợi chủ tịch Kim Nhật Thành mang tên Bài ca trung thành. “Sau ba vòng, đêm chung kết diễn ra đúng sinh nhật Tướng quân. Ở các vòng thi ông đều đến xem. Tôi còn nhớ đêm chung kết, khi tôi vừa dứt lời hát, Tướng quân là người vỗ tay đầu tiên, cả hội trường vỗ tay không ngớt”, Quang Thọ kể. Bài ca trung thành khá dài, kể về các giai đoạn lịch sử và nói lên tình cảm của người dân Triều Tiên với lãnh tụ.  Trước khi sang Triều Tiên, Quang Thọ được tùy viên văn hoá Đại sứ quán Triều Tiên dạy phát âm. Sang Bình Nhưỡng, đoàn Việt Nam được một nhóm giáo sư, nghệ sĩ Nhạc viện Bình Nhưỡng tới đệm piano và nghe hát. “Nghe tôi hát xong không ai nói gì, họ bảo cứ hát như thế là được. Họ đánh giá rất cao cách phát âm, âm nhạc mà tôi thể hiện”, Quang Thọ nói. Đánh giá nghệ thuật của Triều Tiên, NSND Quang Thọ nói trình độ âm nhạc của họ rất cao, nhiều dàn nhạc lớn, dàn hợp xướng khổng lồ. Thập kỷ 1960, nhiều chuyên gia âm nhạc và múa Triều Tiên sang Việt Nam giảng dạy. “Cả đời tôi đi khắp nơi trên thế giới, chưa bao giờ được thưởng thức chương trình lớn như ở Triều Tiên. Sân khấu xuất hiện 5 nghìn diễn viên. Bình Nhưỡng có ba nhà hát, sân khấu đủ sức chứa 5 nghìn diễn viên”, ông nói.

NSƯT Hoàng Xuân Bình nhận xét: Triều Tiên là một trong những nền nghệ thuật hàng đầu thế giới. Những nghệ sĩ từng tới Triều Tiên biểu diễn đều ấn tượng khi thăm các trường đào tạo, công trình văn hoá, cung văn hoá đẹp và hoành tráng. Ballet của Triều Tiên cũng được đánh giá xuất sắc vì kết hợp tinh hoa ballet cổ điển với múa dân gian.

NSND Thái Bảo mặc áo dài hát nhạc Triều
Ca khúc Đam mê giúp Thái Bảo đạt cúp Bạc đơn ca tại liên hoan Bình Nhưỡng 7 năm trước, nói lên tình cảm người Triều Tiên với ông Kim Jong-il. Hát lại ca khúc trong chương trình chiêu đãi đoàn Triều Tiên lần này, Thái Bảo nói chị có nhiều cảm xúc và tự tin hơn bởi được hát với ban nhạc đông hơn và tràn đầy cảm hứng. Hát ca khúc tiếng Triều Tiên nhưng Thái Bảo muốn mặc áo dài để quảng bá cho quê hương.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.