Ngắm hàng cây sao cổ thụ cùng nét đẹp cổ kính Tiểu chủng viện Làng Sông
TPO - Tiểu chủng viện Làng Sông, một công trình cổ kính mang đậm chất kiến trúc Gothic châu Âu, còn được biết đến là một trong những cơ sở in ấn đầu tiên góp phần xây dựng, quảng bá và phát triển chữ quốc ngữ.
Tiểu chủng viện Làng Sông (hay còn gọi là nhà thờ Làng Sông) ở thôn Quảng Vân (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định), nằm cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 10 km. Ảnh: Trương Định.
Bao quanh tiểu chủng viện là cánh đồng lúa xanh ngát. Ảnh: Trương Định.
Tiểu chủng viện Làng Sông được xây dựng theo phong cách Gothic, kiến trúc đặc trưng của châu Âu trong xây dựng nhà thờ và cung điện. Ảnh: Trương Định.
Lối vào tiểu chủng viện quanh năm rợp bóng mát, 2 bên hông là 2 hàng cây sao cổ thụ. Ảnh: Trương Định.
Theo tài liệu, Tiểu chủng viện Làng Sông được thành lập vào khoảng năm 1841-1850 với cơ sở ban đầu chỉ là nhà mái tranh, vách phên tre. Đến năm 1927, tiểu chủng viện được xây trên khu đất có diện tích khoảng 2.000 m2. Ảnh: Trương Định.
Nhà thờ có vẻ ngoài cổ kính, đậm chất kiến trúc Gothic châu Âu với những đường nét kiểu vòm nhọn và có nhiều cửa sổ. Ảnh: Trương Định.
Tiểu chủng viện Làng Sông cũng là nơi đặt nhà in Làng Sông đầu tiên ở Đàng Trong. Nhà in Làng Sông được xây dựng khoảng năm 1872 và bị phá hỏng năm 1885. Năm 1904, nhà in Làng Sông được Đức cha Damien Grangeon Mẫn cho tái thiết, giao cho cha Paul Maheu làm giám đốc. Ảnh: Trương Định.
Khu vực hành lang của 2 tòa nhà. Ảnh: Trương Định.
Hiện nay, Tiểu chủng viện Làng Sông không chỉ là nơi học tập của các tu sĩ mà còn trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách mỗi khi đến Bình Định. Ảnh: Trương Định.
Nội quy khi tham quan Tiểu chủng viện Làng Sông. Ảnh: Trương Định.
Nơi đây, dần trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với người dân và du khách bởi sự sự thanh bình và yên tĩnh. Ảnh: Trương Định.
Hàng cây sao in bóng qua một vũng nước. Ảnh: Trương Định.
Trải qua thăng trầm lịch sử hơn 100 năm qua, kiến trúc độc đáo của Tiểu chủng viện Làng Sông vẫn giữ được vẻ đẹp vừa uy nghiêm, vừa cổ kính, thanh bình. Ảnh: Trương Định.