TPO - Trong tọa đàm sáng 12/10 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, TS. Phạm Thị Kiều Ly, nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Trọng Dương và nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Đức Liêm bàn về câu chuyện chữ viết tiếng Việt và hành trình sáng tạo chữ quốc ngữ.
TPO - Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” mở cửa phục vụ công chúng và du khách tham quan từ nay đến hết ngày 25/9, tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hàng trăm bức tranh được làm nổi bật bằng hình thức sắp đặt ánh sáng.
TPO - Tiểu chủng viện Làng Sông, một công trình cổ kính mang đậm chất kiến trúc Gothic châu Âu, còn được biết đến là một trong những cơ sở in ấn đầu tiên góp phần xây dựng, quảng bá và phát triển chữ quốc ngữ.
TPO - Lịch sử của sự chuyển đổi từ chữ viết tượng hình sang văn tự Latinh của tiếng Việt là một câu chuyện dài với nhiều gian nan vất vả nhưng cũng đầy ly kì. Mới đây, cuộc hành trình ấy đã được kể lại trong cuốn truyện tranh “Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” của hai tác giả Phạm Thị Kiều Ly và hoạ sĩ Tạ Huy Long.
TPO - Tại Hội chữ xuân Quý Mão 2023, trong số 50 ông đồ đến từ ba miền đất nước tham gia cho chữ tại khu vực Hồ Văn thuộc di tích quốc gia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), lần đầu tiên có một người Pháp tham gia. Sự lạ lẫm của người đàn ông quốc tịch Pháp 41 tuổi tham gia cho chữ tại Hội chữ Xuân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút mọi ánh nhìn của người dân và du khách.
TPO - PGS.TS Bùi Hiền - người từng đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ cho rằng, Xét về mặt nội dung của bộ chữ, ông Hiền nêu quan điểm, đây không phải bộ chữ quốc ngữ, ngay tên của nó là bộ chữ là phiên bản phái sinh từ chữ quốc ngữ, không phải là thay thế chữ Quốc ngữ.
TPO - Tác giả công trình cho biết, hiện công trình của mình chưa được các chuyên gia đánh giá. Tuy nhiên, không có chuyện phía Viện Ngôn ngữ học Việt Nam từ chối việc thẩm định này.
TPO - Ông Kiều Trường Lâm - cha đẻ bộ ‘Chữ Việt Nam song song 4.0’ mới được nhận bản quyền tác giả. Ông cho hay, những ngày qua bị dân mạng ném đá, giễu cợt, trêu chọc rất nhiều; có người còn gọi điện video liên tục trên messenger, gửi tin nhắn xúc phạm.
TP - Đâu là nơi khai sinh ra chữ Quốc ngữ? Vai trò của các giáo sĩ phương Tây? Người Việt góp phần hoàn thiện chữ Quốc ngữ như thế nào?... là những vấn đề được đưa ra bàn luận tại Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam”.
TP - Thành phố Đà Nẵng đã phải tạm dừng việc đặt tên đường hai vị giáo sĩ phương Tây Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, những người vốn được khẳng định là đã khai sinh ra chữ Việt, tức chữ Quốc ngữ.
TPO - Để tôn vinh giáo sĩ Francisco De Pina (Bồ Đào Nha) và giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Pháp) đã góp công hình thành chữ Quốc ngữ, Đà Nẵng lấy ý kiến về việc để đặt tên đường mang tên hai vị giáo sĩ này.
TP - Chiều 9/4, tại báo Tiền Phong, GS Nguyễn Đăng Hưng - GS ĐH Liege (Vương quốc Bỉ), Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, ĐH Duy Tân đã giới thiệu một clip dài 23 phút tư liệu về chuyến đi Iran thăm và đặt bia kỷ niệm trên mộ phần Alexandre de Rhodes, vị giáo sĩ người Pháp đã có những đóng góp quan trọng nhất trong việc tạo chữ Việt Nam.
TPO - Chiều 9/4, tại báo Tiền Phong, GS Nguyễn Đăng Hưng - GS ĐH Liege (Vương quốc Bỉ), Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, ĐH Duy Tân đã giới thiệu một clip dài 23 phút tư liệu về chuyến đi Iran thăm và đặt bia kỷ niệm trên mộ phần Alexandre de Rhodes - người đã có những đóng góp quan trọng nhất trong việc tạo chữ Quốc ngữ ở giai đoạn đầu tiên.
TP - Nhằm giữa giờ Tỵ (10h), buổi đại lễ đặt bia tưởng niệm tác giả hai bộ sách Dictionarium Annamiticum - Lusitanum ed Latinum, Phép giảng tám ngày, nhân ngày giỗ ông được khởi sự với sự tham dự của các ngài đại diện chính quyền thành phố Isfahan, đại diện nhà thờ cộng đồng Acrmenia, các vị quản trang.
TP - Isfahan, gần như nằm giữa trung tâm đất nước. Tỉnh Isfahan là một trong 35 đơn vị hành chính của Iran, có dân số khoảng 5 triệu người, riêng thành phố Isfahan chiếm 2,5 triệu. Sau thời kỳ bị đế quốc Ôtstoman (1027 - 1239), rồi Đế quốc Mông Cổ (1255 - 1500) cai trị, dưới triều vua Abbas I, đã dời kinh đô về Isfahan.
TP - Du khách có tiền nhưng đến được Iran cũng không dễ dàng gì. Ðất nước Hồi giáo dòng Shia này có diện tích rộng tới 1,7 triệu km2 với dân số khoảng 85 triệu người, vẫn luôn là một góc thế giới bí ẩn.
TP - Có lẽ, người Việt Nam đầu tiên tìm được mộ cha Alexandre de Rhodes là một ông già tóc bạc húi cua, gần tám mươi, nhưng vóc dáng, cử chỉ, hát xướng đôi khi các trai tơ còn khó vượt. Đó là một người Việt có quốc tịch Bỉ, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, từng có hơn bốn mươi năm giảng dạy tại trường đại học Liége, với lĩnh vực cơ học vật rắn biến dạng, chuyên ngành cơ học tính toán, từng là chủ nhiệm bộ môn cơ học phá hủy thuộc khoa học kỹ thuật hàng không không gian, đại học Liége.
TP - Đúng vào ngày giỗ lần thứ 358 của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (ngày 5/11/2018), một đoàn gồm 20 công dân Việt Nam ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam đã đến Iran, viếng và khánh thành bia tri ân tại mộ của ngài. Dẫn đầu đoàn là giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Viện trưởng Viện Vinh danh chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt (ĐH Duy Tân), GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ. Mục tiêu của chuyến đi này, theo như giáo sư Hưng chính là “Tri ân Cha Alexandre de Rhodes - người đã đóng góp to lớn trong việc tạo tác chữ Quốc ngữ”.
TPO - “Tôi phải gấp rút làm việc này. Tôi dự định tháng 3 công bố trong giới khoa học phần 2 nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ nhưng bây giờ thì làn sóng xô đẩy tôi, bắt buộc tôi phải xong sớm. Để kết thúc nó phải tăng tốc độ lên”- PGS Bùi Hiền nói về việc công bố bản hoàn chỉnh về nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ gồm cả phần phụ âm và nguyên âm.
Những ngày qua PGS. TS Bùi Hiền, tác giả công trình nghiên cứu cải tiến chữ cái tiếng Việt cho biết bản thân ông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận, nhiều người nói ông điên và không ít người cho rằng ông "không có việc gì để làm nên rửng mỡ".
Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về đề xuất cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền xin giới thiệu toàn bộ bài viết của ông được đăng trong kỷ yếu hồi tháng 9/2017.