Sẽ có một không gian tôn vinh chữ Việt?

Thành viên đoàn đi Iran bên mộ Alexandre de Rhodes đã được đặt bia. Ảnh Nguyễn Đình Toán
Thành viên đoàn đi Iran bên mộ Alexandre de Rhodes đã được đặt bia. Ảnh Nguyễn Đình Toán
TPO - Chiều 9/4, tại báo Tiền Phong, GS Nguyễn Đăng Hưng - GS ĐH Liege  (Vương quốc Bỉ), Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, ĐH Duy Tân đã giới thiệu một clip dài 23 phút tư liệu về chuyến đi Iran thăm và đặt bia kỷ niệm trên mộ phần Alexandre de Rhodes - người đã có những đóng góp quan trọng nhất trong việc tạo chữ Quốc ngữ ở giai đoạn đầu tiên.

Alexandre de Rhodes là vị giáo sĩ người Pháp đã có những đóng góp quan trọng nhất trong việc tạo chữ Việt Nam ký tự Latin, tức chữ Quốc ngữ ở giai đoạn đầu tiên, người đã biên soạn và xuất bản tại Roma cuốn từ điển Việt – Bồ – La (Tên gốc tiếng Latin: Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) vào năm 1651.

Chuyến đi được thực hiện vào tháng 11/2018 nhân chuẩn bị tròn 100 năm từ khi vua Khải Định ra chỉ dụ về việc bãi bỏ việc học và thi bằng chữ Hán, sử dụng chữ Quốc ngữ trong các văn bản Việt (28/12/1919).

Chủ xướng hoạt động này là GS Nguyễn Đăng Hưng với sự tham gia của một số nhà khoa học, nhà văn, văn nghệ sĩ... Chi tiết về chuyến đi đã được nhà văn Hoàng Minh Tường, người tham gia trong đoàn, viết chi tiết trong phóng sự “Ngược nguồn chữ Việt” đăng 11 kỳ trên báo Tiền Phong vào tháng 1/2019.

Sẽ có một không gian tôn vinh chữ Việt? ảnh 1

GS Hưng đề xuất ý tưởng tổ chức hội thảo khoa học quốc tế và tạo lạp không gian tôn vinh chữ Quốc ngữ.

Tại buổi giới thiệu clip, ngoài việc kể lại nhiều thông tin về chuyến đi, GS Nguyễn Đăng Hưng cũng nêu ý tưởng về việc tổ chức một số hoạt động tôn vinh chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết tiện lợi đã góp phần rất quan trọng vào việc phát triển giáo dục, văn hoá, khoa học và tư tưởng Việt Nam.Đó là tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về lịch sử hình thành, phát triển và ý nghĩa quan trọng của chữ Quốc ngữ, tạo lập tại Hội An một không gian tôn vinh chữ Quốc ngữ và những người đã góp phần tạo ra và phổ biến, phát triển nó...

“Một doanh nhân đã tình nguyện hiến 5.000 mét vuông đất cho ý tưởng này. Không gian này nếu xây dựng được sẽ là một địa điểm tập hợp, trưng bày các tư liệu về quá trình hình thành, phát triển của chữ Quốc ngữ, vinh danh những người đã tạo ra nó, các nhà văn hoá, nhà yêu nước, nhà văn hoá, nhà văn đã có công lớn trong việc phát triển và phổ biến nó.

Và không chỉ vậy, không gian này còn tôn vinh tiếng Việt và văn hoá Việt Nam nói chung. Nó là nơi để các nhà khoa học, những người đang học hành đến nghiên cứu chữ viết và tiếng Việt. Nó cũng là  nơi có thể tập hợp các sinh hoạt văn hóa liên quan đến Việt học, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước,”, GS Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh. Ông cũng bày tỏ hi vọng ý tưởng sẽ được sự ủng hộ và góp sức thực hiện của nhiều người Việt trong nước cũng như trên toàn thế giới.

MỚI - NÓNG
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.