Ngâm chân: Thói quen tuyệt vời chữa nhiều chứng bệnh

Ngâm chân: Thói quen tuyệt vời chữa nhiều chứng bệnh
Nếu bạn chưa có thói quen ngâm chân hàng ngày, thì ngay bây giờ, hãy bắt đầu tạo cho mình thói quen này. Ngâm chân giúp cho cơ thể có được sự thoải mái tối đa, được thư giãn sau 1 ngày làm việc căng thẳng. Hơn thế, điều bất ngờ mà ngâm chân đem đến cho sức khỏe đó là ngâm chân hệ thần kinh, được điều hòa và cải thiện, khí huyết được lưu thông, tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm biến chứng và phòng ngừa cảm lạnh,...

Cơ thể người có 6 dây thần kinh tập trung ở chân và các huyệt vị tương ứng. Dùng phương pháp ngâm chân, rửa chân, hay mát xa chân có tác dụng kích thích các huyệt thần kinh ở chân và trị bệnh rất tốt.

Ngâm chân nước muối giúp dưỡng khí, xua tan mệt mỏi Ngâm chân bằng nước muối sẽ làm cơ thể ấm lên từ bên trong, điều này giúp máu tuần hoàn tốt hơn và sự trao đổi chất cũng được nâng cao.

Do huyết quản được mở rộng, máu lưu thông tốt hơn đồng thời giúp dưỡng khí, dinh dưỡng sẽ được truyền đến các bộ phận trong cơ thể, giúp xua tan mệt mỏi và làm tinh thần thoải mái.

Cách thực hiện phương pháp ngâm chân với nước muối: Lấy một thìa muối, hòa với nước ấm ở nhiệt độ dưới 40, sau đó cho chân vào ngâm khoảng 20 phút.

Ngâm chân bằng nước chè xanh tránh khô da, nứt nẻ, trị nước ăn chân trong mùa mưa

Chè xanh rất giàu chất phenol và nhiều hợp chất khác có tác dụng cho cơ thể như tiêu nóng, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa...

Lá chè cũng chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất và các dầu thơm nên có khả năng thúc đẩy quá trình thay da cũng như các chất dịch trong cơ thể và tránh khô nứt da.

Do vậy phương pháp ngâm chân bằng lá chè xanh sẽ phòng ngừa và trị những bệnh nấm da sau mưa, nước ăn chân, da chân nứt nẻ và giúp đôi chân có mùi thơm của chè.

Cách thực hiện ngâm chân: Lấy lá chè rửa sạch cho vào đun sôi hoặc ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút. Điều chỉnh cho nhiệt độ xuống khoảng 400 độ thì bỏ chân vào ngâm từ 15-20 phút.

Xông hơi chân bằng thảo dược giúp phòng và trị bệnh

Theo Đông y, cảm lạnh chủ yếu là do thời tiết bên ngoài, chức năng phổi bị rối loạn gây ra.

Loại nước thuốc dùng để ngâm chân được bào chế từ nhiều loại thảo mộc như ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện, quế khấu...

Khi trải qua quá trình đun nấu, các hoạt chất có trong dược liệu sẽ hòa tan trong nước hoặc tỏa ra hơi, tác động trực tiếp lên da và niêm mạc, hoặc ngấm vào trong niêm mạc phát huy tác dụng tốt cho cơ thể như cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu viêm, kháng khuẩn, rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm biến chứng và phòng ngừa bệnh cảm lạnh tái phát.

Ngâm chân: Thói quen tuyệt vời chữa nhiều chứng bệnh ảnh 1

Ngâm chân với nước ấm trị táo bón: Nghiên cứu hiện nay cho thấy, nước ấm có tác dụng kích thích làm ấm lên các dây thần kinh của chân và phản xạ tới lớp vỏ não.

Nước ấm còn có khả năng điều tiết các hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan trên cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và tạo ra máu tươi mới.

Đặt biệt là tăng cường thúc đẩy và điều tiết chức năng của dạ dày, ruột. Vì vậy, ngâm chân bằng nước ấm sẽ có tác dụng rất tốt đối với việc phòng trị bệnh táo bón.

Ngâm chân bằng nước lạnh phòng bệnh cảm lạnh: Ngâm chân bằng nước lạnh không chỉ làm cho những huyết quản ở chân co lại mạnh mà còn làm cho chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái hoạt động tích cực dưới sự điều tiết của các dịch thần kinh.

Từ đó mà tăng cường chức năng của hệ thống trung khu thần kinh, làm thần kinh đại não hưng phấn hơn, điều hòa các phủ tạng toàn thân, rất hiệu quả phòng ngừa với một số bệnh như suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ.

Ngâm chân bằng nước lạnh còn có thể tăng cường chức năng của hệ hô hấp, phòng các bệnh như cảm, viêm amidan, viêm phế quản...

Theo Theo Lao Động
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.