Nga “cướp trắng” thương vụ “bò rừng” từ tay Ukraine

Nga và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận mới, theo đó các tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) lớp Zubr sẽ được hoàn thiện tại Trung Quốc thay vì tại Ukraine như lúc ban đầu. Thông tin này được đưa ra trong bài báo có tiêu đề “Nga “cướp trắng” thương vụ tàu đổ bộ lớp Zubr với Trung Quốc từ tay Ukraine”, được trang tin Vzglyad dẫn lại. 

Nga “cướp trắng” thương vụ “bò rừng” từ tay Ukraine ảnh 1Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr


Theo nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, ban đầu hợp đồng được ký kết giữa Trung Quốc và Ukraine. Theo thỏa thuận với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine, các LCAC lớp Zubr- mệnh danh là "Bò rừng châu Âu" được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Feodosiya ở Crimea. Còn bây giờ, có vẻ như Tập đoàn Rosoboronexport của Nga sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành nốt thương vụ này.

Theo Vzglyad, Ukraine không có độc quyền xây dựng và bán các tàu đệm khí này, bởi công nghệ chế tạo nó thuộc về Nga. Vì vậy, để tránh sự phản đối từ Moscow, Kiev đã điều chỉnh nhẹ con tàu và đổi tên dự án 1232,2 thành dự án tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr, 958.

Theo các điều khoản của hợp đồng, Ukraine đã bàn giao 2 trong số 4 tàu sang Trung Quốc. Chiếc tàu Zubr đầu tiên đã đóng xong vào tháng 9-2012 và được bàn giao cho Trung Quốc vào tháng 4 năm 2013. Chiếc thứ 2 được Kiev bàn giao cho Bắc Kinh vào ngày 27-02-2014, trong giai đoạn tình hình ở Ukraine nói chung và Crimea nói riêng đang hết sức căng thẳng, do vụ chính biến trên Quảng trường Độc Lập.

Vassily Kashin, chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Moscow trả lời phỏng vấn của giới truyền thông Nga rằng, trước đó, Nga đã từng đàm phán với Trung Quốc về khả năng cung cấp tàu đổ bộ đệm khí cho nước này. Tuy nhiên, Moscow muốn thúc đẩy một thương vụ lớn hơn, cả về giá cả và số lượng. Điều đó đã khiến Trung Quốc quay sang Ukraine để đóng tàu giá rẻ.

Ông Kashin cho hay, các điều khoản trong thương vụ Zubr vẫn còn là bí mật, nhưng những thỏa thuận liên quan tới việc hợp tác đóng tàu đã được thống nhất.

Bên cạnh đó, chuyên gia Kashin cũng nhận định, có vẻ như Bắc kinh sẽ không chỉ cần 4 LCAC mà họ sẽ đóng thêm hàng loạt loại tàu này để tăng cường sức mạnh quân sự.

Trung Quốc chỉ cần tàu, bất kể quan hệ Nga-Ukraine như thế nào

Chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc, Li Jie trao đổi với Global Times rằng, mặc dù Nga-Trung vẫn chưa chính thức xác nhận thương vụ này, nhưng ông Li cho biết, thông tin từ bài báo là khá chính xác. Đồng thời nhấn mạnh, bất kể tình hình giữa Nga và Ukraine thay đổi như thế nào, thì Trung Quốc cũng không để ảnh hưởng tới việc nhập khẩu các thiết bị và công nghệ.

Đối với bản quyền của các tàu đổ bộ lớp Zubr, Li Jie cho hay, bất kể con tàu có nguồn gốc từ quốc gia nào, hay định danh là gì, Trung Quốc chỉ muốn có được một hạm đội tàu đổ bộ đệm khí.

Zubr là lớp tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất trên thế giới và nó có thể đạt tốc độ 60 hải lý, mang theo 500 lính, 3 xe tăng và 10 xe chiến đấu mặt đất. Theo ông Li, LCAC lớp Zubr là tàu đổ bộ tốt nhất trên thế giới, nó có thể mang theo tải trọng lớn, vượt xa các tàu đệm khí tương tự của Mỹ.

Theo Li Jie, Zubr là lớp tàu đổ bộ đệm khí tốt nhất thế giới so với các tàu cùng loại, có thể mang mức tải trọng vượt xa những tàu đệm khí tương tự của Mỹ. 

Trước đó, theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (trụ sở tại Canada), đã có xích mích giữa Trung Quốc, Nga và Ukraine về thỏa thuận đóng 4 tàu Zubr do Ukraine ký kết với Trung Quốc năm 2009.

Ukrspetsexport, tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh của Ukraine, hy vọng rằng số tiền 14 triệu USD còn lại theo hợp đồng sẽ được trả cho họ. Trái lại, Moscow cho rằng, số tiền này cần được trả trực tiếp cho nhà máy Feodosiya, nằm trên bán đảo Crimea, giờ đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga.

Trong khi đó, Trung Quốc muốn trả số tiền còn lại trực tiếp cho nhà máy ở Crimea, bởi Ukraine đã mất khả năng đóng các tàu đệm khí này sau cuộc khủng hoảng Crimea. Và Bắc Kinh chỉ có thể nhận được công nghệ, dịch vụ bảo dưỡng và huấn luyện mà nước này cần từ nhà máy đóng tàu của Crimea.

Post by Báo Tiền Phong.

Theo Theo anninhthudo.vn
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.